Công an tỉnh Lai Châu

http://congan.laichau.gov.vn


Công an tỉnh Lai Châu tham dự Tập huấn Luật Cảnh sát Cơ động và các văn bản quy định chi tiết thi hành

Sáng 22/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn Luật Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Dự và chủ trì tại điểm cầu Công an tỉnh Lai Châu có Thượng tá Phạm Tuấn Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì tại điểm cầu Công an tỉnh Lai Châu

Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì tại điểm cầu Công an tỉnh Lai Châu

Sáng 22/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn Luật Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Dự và chủ trì tại điểm cầu Công an tỉnh Lai Châu có Thượng tá Phạm Tuấn Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh CSCĐ (Bộ Công an) đã quán triệt, triển khai những nội dung cơ bản của Luật CSCĐ và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật CSCĐ năm 2022 (Luật số 04/2022/QH15), chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực lượng CSCĐ; tuân thủ Hiến pháp cũng như kế thừa các quy định còn phù hợp theo Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung các quy định mới nhằm thể hiện tính đặc thù của CSCĐ.
Luật CSCĐ gồm 5 Chương, 33 Điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm về chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với CSCĐ.
Trong đó, tiếp tục khẳng định và làm rõ chức năng của CSCĐ trong việc làm nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ; xác định nhiệm vụ chính của CSCĐ là sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố. Bên cạnh đó, Luật CSCĐ cũng có nhiều điểm mới về tổ chức lực lượng CSCĐ, như bổ sung lực lượng kỵ binh, trung đoàn không quân Công an nhân dân, bổ sung một số thẩm quyền cho lực lượng CSCĐ, được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách.
Luật CSCĐ được ban hành nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời, hoàn thành khuôn khổ pháp lý về tổ chức, hoạt động của CSCĐ phù hợp với tính chất đặc thù của lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 

Tác giả: Ngọc Sánh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down