Một số thủ đoạn giả danh lực lượng Công an hiện nay

Thứ năm - 01/06/2023 03:50
Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp. Các đối tượng tận dụng sự phát triển của công nghệ, xây dựng nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Đặc biệt, trong thời gian gần đây rộ lên các hình thức lừa đảo giả danh lực lượng Công an.
Thủ đoạn gọi điện giả danh lực lượng Công an
Thủ đoạn gọi điện giả danh lực lượng Công an
Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp. Các đối tượng tận dụng sự phát triển của công nghệ, xây dựng nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Đặc biệt, trong thời gian gần đây rộ lên các hình thức lừa đảo giả danh lực lượng Công an.

Công an tỉnh Lai Châu thông báo tới người dân một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo giả danh Công an như sau:

1. Gọi điện giả danh lực lượng Công an
Các đối tượng giả danh cơ quan thực thi pháp luật (trong đó có lực lượng Công an) gọi điện cho bị hại, bịa đặt bị hại có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nào đó. Các đối tượng có sự phân vai rõ ràng, có kịch bản, thực hiện cuộc gọi xuyên suốt làm bị hại tin tưởng là thật. Đối tượng yêu cầu giữ bí mật không được thông báo cho bất cứ ai. Khi bị hại chuyển tiền cho đối tượng, tùy vào trường hợp, chúng có thể tiếp tục yêu cầu bị hại nộp thêm tiền, trường hợp khác, chúng ngay lập tức chặn liên lạc, chiếm đoạt số tiền của bị hại.

2. Hình thức lừa đảo qua cuộc gọi video
Đối tượng sử dụng Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), trong đó có thể kể tới công nghệ Deepfake để xây dựng những nhân vật ảo có khả năng hoạt động và nói chuyện như thật, thực hiện cuộc gọi Video Call qua mạng xã hội. Đặc biệt, các đối tượng xây dựng nhân vật ảo giả lực lượng Công an để tạo sự tin tưởng, gọi video yêu cầu người nghe thực hiện hướng dẫn mà chúng đưa ra. Ghi nhận một số vụ việc gần đây, đối tượng yêu cầu người nghe bật camera trước điện thoại, thực hiện các động tác nghiêng mặt qua lại, cúi đầu hoặc ngửa mặt. Mục đích của chúng là lấy video để mở định danh tài khoản. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, người dùng có thể mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử online. Sau khi tài khoản được kích hoạt, các đối tượng sẽ sử dụng để lừa đảo.

3. Giả Công an cùng tham gia Cộng tác viên
Ghi nhận trong một vụ việc, bị hại bị đối tượng lôi kéo tham gia vào thủ đoạn lừa đảo “Cộng tác viên” thực hiện các nhiệm vụ để thu lợi nhuận. Để gia tăng niềm tin, các đối tượng giả danh Công an (cung cấp hình ảnh, giấy tờ có liên quan đến ngành Công an) cùng tham gia làm nhiệm vụ, nhắn tin cho bị hại. Thấy có Công an cùng tham gia, bị hại tin tưởng, nạp thêm tiền để thực hiện nhiệm vụ mà các đối tượng yêu cầu, cho đến khi phát hiện là mình đã bị lừa đảo.

Có thể thấy các thủ đoạn lừa đảo giả danh Công an ngày càng tinh vi, khó nhận biết, nếu không được trang bị đủ kiến thức, sẽ rất dễ bị các đối tượng dẫn dụ, chiếm đoạt tài sản. Vậy nên, Công an tỉnh Lai Châu đề nghị quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, không thực hiện theo bất cứ yêu cầu nào của đối tượng. Trong trường hợp nghi vấn, thông báo vụ việc cho cơ quan chức năng gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn.


Kính mong quần chúng nhân dân tích cực chia sẻ, tuyên truyền cho mọi người được biết và nâng cao cảnh giác./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay49,720
  • Tháng hiện tại1,206,470
  • Tháng trước695,078
  • Tổng lượt truy cập10,154,279
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down