Dịch sởi diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động tiêm vaccine

Thứ ba - 15/04/2025 04:53
Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh gia tăng. Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Dịch sởi diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động tiêm vaccine
Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh gia tăng. Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Bộ Y tế nhận định bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát. Dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch sởi, Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng, chống sự bùng phát của dịch bệnh này:
  1. Chủ động tiêm phòng
Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tùy vào lịch tiêm phòng trước đó, trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần tiêm nhắc bổ sung vắc xin sởi-quai bị-rubella để gia tăng hiệu quả miễn dịch. Người trưởng thành chưa tiêm hoặc không nhớ đã chủng ngừa hay chưa cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi để tránh lây bệnh cho trẻ nhỏ và những người xung quanh. Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi tăng hiệu quả phòng bệnh đến 97%.
  1. Đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là khi đến những nơi đông đúc, tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt hằng ngày), giữ ấm cơ thể kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng.
  2. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi cần sớm cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Chủ động phòng, chống dịch sởi không chỉ bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung trong việc ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, vì sức khỏe cộng đồng. Do vậy, mỗi người dân và gia đình cần tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo vệ sinh cá nhân; kịp thời thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi.

Tác giả: Bệnh xá, Công an tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay27,741
  • Tháng hiện tại556,121
  • Tháng trước779,679
  • Tổng lượt truy cập23,681,969
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down