Phòng chống sốt rét, trách nhiệm của cộng đồng

Thứ năm - 20/03/2025 03:18
Cán bộ Bệnh xá – Phòng Hậu cần phun hoá chất diệt muỗi và côn trùng tại trụ sở Công an các xã có dịch sốt rét lưu hành.
Cán bộ Bệnh xá – Phòng Hậu cần phun hoá chất diệt muỗi và côn trùng tại trụ sở Công an các xã có dịch sốt rét lưu hành.
Sốt rét là bệnh đe dọa đến tính mạng do ký sinh trùng, bệnh được truyền sang người khi bị muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng đốt. Miền núi là nơi có điều kiện tốt để muỗi Anopheles sinh sống và phát triển. Môi trường ẩm ướt, nhiều nơi trú ẩn ở các vùng núi cao khiến muỗi tăng trưởng nhanh chóng, gây bệnh cho con người.
Bệnh sốt rét được xét vào nhóm bệnh nguy hiểm, cần phòng tránh. Tác hại của bệnh sốt rét khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đề kháng, sức khoẻ con người. Trùng sốt rét khi xâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh sốt, thiếu máu. Các cơn sốt có thể liên tục hoặc theo chu kỳ. Bệnh sốt rét chẩn đoán chậm sẽ có các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Tại Lai Châu, hiện nay dịch bệnh sốt rét vẫn diễn biến phức tạp chủ yếu tập trung ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Việc đi lại, tiếp cận với những người dân sống chủ yếu với nghề đi rừng, ngủ rẫy là rất khó khăn. Họ cũng rất khó tiếp cận với các dịch vụ cũng như xét nghiệm, điều trị. Trong đó huyện Mường Tè là một trong những điểm nóng về sốt rét tại Việt Nam.
Bệnh thường phát triển vào đầu hoặc cuối mùa mưa, điều kiện thời tiết ẩm thấp. Sốt rét có thể trở thành dịch lớn nếu không có các biện pháp phòng ngừa trên diện rộng. Do đó, sự tham gia phòng chống sốt rét của toàn cộng đồng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Phòng chống muỗi truyền bệnh được xem là cách phòng tránh sốt rét hữu hiệu nhất.
Các biện pháp phòng tránh sốt rét gồm:
  1. Dùng hoá chất diệt côn trùng (Phun tồn lưu trong nhà, tẩm vào màn và rèm trong nhà).
  2. Hạn chế muỗi đốt:
  • Diệt muỗi bằng các biện pháp dân gian như đập muỗi, dùng vợt điện, đèn bắt muỗi.
  • Mặc quần áo dài tay, mang tất chân, tay khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng, nương rẫy.
  • Ngủ màn.
  • Dùng hương tinh dầu xoa muỗi, hun khói.
  • Sử dụng kem xua muỗi khi sinh hoạt hoặc làm việc ban đêm trong rừng, nương rẫy.
  1. Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi là cách phòng chống bệnh sốt rét hữu hiệu:
  • Làm vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh để thoát hết nước, lấp các vũng nước đọng, đậy nắp chum vại,…
  • Dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà, sinh sống ở nơi xa rừng, xa nguồn nước để muỗi không bay vào nhà đốt người.
  1. Uống thuốc dự phòng và điều trị sớm.
Nhận thấy nguy cơ, thời điểm diệt trừ muỗi Công an tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch số 2882/KH-CAT-PHC ngày 13/3/2025 về việc Phun hoá chất phòng chống, sốt rét đợt 1 năm 2025 tại trụ sở Công an tỉnh cũng như các xã có dịch sốt rét lưu hành. Cán bộ Bệnh xá – Phòng Hậu cần phun hoá chất diệt muỗi và côn trùng tại trụ sở Công an các xã có dịch sốt rét lưu hành.
Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo người dân cần tích cực, chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét. Ngoài ra khi bị muỗi đốt và có các biểu hiện như rét run, sốt, vã mồ hôi, khát nước cần đến ngày cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
 

Tác giả: Bệnh xá, Phòng Hậu Cần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay30,156
  • Tháng hiện tại35,845
  • Tháng trước779,679
  • Tổng lượt truy cập23,161,693
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down