Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Khuyến cáo công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Thứ sáu - 05/05/2023 03:17
Tình hình thời tiết hanh khô, nắng nóng khiến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Lai Châu trở nên khó khăn, mức độ cảnh giác được nâng cao. Cùng với xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó cháy rừng, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và “5 sẵn sàng” (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin) hiệu quả và an toàn. Hiện các đơn vị chức năng thường xuyên bố trí lực lượng, phương tiện những khu vực nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, theo dõi, nắm tình hình, sẵn sàng chữa cháy.
Tình hình thời tiết hanh khô, nắng nóng khiến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Lai Châu trở nên khó khăn, mức độ cảnh giác được nâng cao. Cùng với xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó cháy rừng, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và “5 sẵn sàng” (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin) hiệu quả và an toàn. Hiện các đơn vị chức năng thường xuyên bố trí lực lượng, phương tiện những khu vực nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, theo dõi, nắm tình hình, sẵn sàng chữa cháy.


Để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR, thì các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, chủ rừng vào cuộc một cách quyết liệt, kết hợp việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người dân, cộng đồng dân cư. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo, đưa ra các biện pháp PCCCR.
Đối với các cơ quan quản lý rừng, chủ rừng, UBND các xã, phường, thị trấn phải có quy định, nội quy về PCCCR; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; xây dựng phương án PCCCR quy định Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ; trang bị phương tiện, dụng cụ PCCCR phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án PCCCR; thành lập đội PCCCR phân chia phụ trách bám sát địa bàn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; lực lượng PCCC thuộc đội PCCCR được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Lưu ý, đối với các khu rừng có trụ điện và đường dây điện cao thế và các công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp vói từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
Đối với người dân khi đốt nương, rẫy, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp an toàn PCCC; không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội PCCCR. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa). Bảo đảm an toàn về PCCCR khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCCR.
Khi phát hiện cháy rừng, người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và chính quyền địa phương; cơ quan kiểm lâm; Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc cơ quan công an, quân đội nơi gần nhất. Những người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng nhanh chóng tổ chức biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc chủ rừng khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy kịp thời; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng. Khi có cháy rừng xảy ra phải thực hiện tốt việc huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần tại chỗ để xử lý dập tắt ngay đám cháy.

Tác giả: Ban Biên tập, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay11,646
  • Tháng hiện tại414,485
  • Tháng trước1,605,976
  • Tổng lượt truy cập19,396,545
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down