Trong chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, hoạt động can thiệp tác động chuyển hoá về giáo dục là hoạt động rất đặc trưng nhằm phá hoại lâu dài nền móng của một quốc gia. Hoạt động phá hoại thường âm thầm diễn ra dưới vỏ bọc các dự án tài trợ về giáo dục, học bổng, nghiên cứu khoa học giáo dục và tập huấn các kỹ năng giáo dục cho học sinh, sinh viên và cả giáo viên từ đó tác động đến tư tưởng, truyền hoá các giá trị văn hoá phi truyền thống nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong xã hội từ đó tác động đến ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Trong chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, hoạt động can thiệp tác động chuyển hoá về giáo dục là hoạt động rất đặc trưng nhằm phá hoại lâu dài nền móng của một quốc gia. Hoạt động phá hoại thường âm thầm diễn ra dưới vỏ bọc các dự án tài trợ về giáo dục, học bổng, nghiên cứu khoa học giáo dục và tập huấn các kỹ năng giáo dục cho học sinh, sinh viên và cả giáo viên từ đó tác động đến tư tưởng, truyền hoá các giá trị văn hoá phi truyền thống nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong xã hội từ đó tác động đến ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Ảnh: Bộ Công an từng cảnh báo âm mưu lợi dụng phá hoại trong hợp tác giáo dục
Thời gian vừa qua, dư luận dậy sóng vì đưa ra bàn thảo nội dung đưa lịch sử thành một môn tự chọn có thể không có trong chương trình giáo dục phổ thông rồi tranh cãi trong việc chọn các bộ sách giáo khoa khác nhau, có được sự đổi mới này là kết quả của việc tiếp thu các chương trình giáo dục từ các nước phát triển trên thế giới, qua hợp tác giáo dục... Qua nhiều nội dung bàn thảo được đưa ra xét trên cả quan điểm lịch sử và quan điểm khoa học cho thấy lịch sử phải là một nội dung bắt buộc, các chương trình và bộ sách giáo khoa đều phải được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đưa ra giảng dạy.
Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục lịch sử và các chương trình sách giáo khoa cho thế hệ trẻ hiện nay thì bài học nhãn tiền từ Ucraina sẽ khiến bạn phải giật mình. Ucraina cũng đã đưa vào nền giáo dục các chương trình của phương Tây và cải cách giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn từ một quốc gia có tiềm lực mạnh về khoa học, kỹ thuật, quân sự và kinh tế chỉ vài chục năm sau với xu hướng xét lại lịch sử, xoá bỏ các giá trị lịch sử thời Liên Xô, tiếp nhận và tiếp cận với cộng đồng các quốc gia phương Tây và Mỹ đất nước này đã xảy ra khủng hoảng chưa từng có và đến nay vẫn trong xung đột vũ trang với Nga.
Không ai khác, chính Liên Xô là bài học đắt giá cho việc xoá bỏ các giá trị văn hoá, lịch sử để rồi bị sụp đổ. Từ đó Mỹ và các quốc gia phương Tây nhận ra sức mạnh của diễn biến hoà bình trong đó giáo dục là nội dung chiến lược để tác động nhằm gia tăng ảnh hưởng, tác động thể chế để đạt được các mục đích riêng của mình.
Có hai thứ trên đời này nếu biến mất, đồng nghĩa là tự ký vào bản án tử cho một đất nước, đó chính là: Văn hoá và Lịch sử. Những quốc gia, đất nước nào làm giàu từ nhân tố con người trước hết đều phải làm giàu nền văn hoá, lịch sử của đất nước mình. Nhìn trong khu vực Châu Á có Nhật Bản, khu vực Trung Đông có Israel đều là các dân tộc mang đậm những nét bản sắc, độc đáo, riêng biệt và đều có ý thức giáo dục lịch sử, xây dựng văn hoá và lấy yếu tố con người làm trung tâm cho đến nay đều là các quốc gia thịnh vượng.
Nước Nga có thể hùng mạnh sau khi Liên Xô sụp đổ chính là nhờ sự cải cách trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục con cháu họ về mặt lịch sử, sự hy sinh xương máu của cha anh, về truyền thống hào hùng của dân tộc họ từ đó mà làm nền tảng nòng cốt đưa nước Nga ngày nay trở lại vũ đài thế giới. Không chỉ Nga mà gần như tất cả các Quốc gia phát triển đều ý thức được rằng nếu muốn tồn tại trong thế giới này bằng mọi giá phải giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc và kiến thức lịch sử của đất nước. Không nói đâu xa, các quốc gia phương Tây mặc dù tiến hành phá hoại tư tưởng đối với các nước khác, nhưng tại quốc gia mình đều truyền bá rất rộng rãi các giá trị lịch sử, văn hoá thông qua nghệ thuật, điện ảnh, ngoại giao… điều đó cho thấy giáo dục lịch sử văn hoá là cực kỳ quan trọng. Cho nên việc xem nhẹ giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ là hành động hết sức thiển cận.
Nelson Mandela nhà giải phóng dân tộc nổi tiếng của Nam Phi đã từng nói: “Để phá huỷ bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa, chỉ cần hạ thấp nền giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. Các toà nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy. Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy. Nhân loại chết trong tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy. Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của nền giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.
Đảng, Nhà nước ta cũng xác định được điều đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhân tố con người là trung tâm và tập trung phát triển nguồn lực con người trong đó phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy được các giá trị, phẩm chất của người Việt từ đó thể chế ra các chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục, lịch sử… Đối với Việt Nam, chúng ta là đất nước nghìn năm văn hiến với bề dày lịch sử mà ít quốc gia nào có được, dân tộc ta với niềm tin, khát vọng, phẩm chất tốt đẹp mà nếu phát huy được điều đó trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ trở nên phồn vinh, hạnh phúc như những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn./