Hội nhập để tự chủ

Thứ hai - 25/09/2023 20:10
Hội nhập quốc tế là xu hướng chung tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khẳng định vai trò của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên mỗi khi đất nước ta hội nhập sâu, rộng hơn thì các luận điệu “Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam” lại được đưa ra bất chấp những thành tựu to lớn đã đạt được trong suốt thời gian hội nhập với quốc
Hội nhập quốc tế là xu hướng chung tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khẳng định vai trò của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên mỗi khi đất nước ta hội nhập sâu, rộng hơn thì các luận điệu “Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam” lại được đưa ra bất chấp những thành tựu to lớn đã đạt được trong suốt thời gian hội nhập với quốc tế.











Ảnh: Việt Nam tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại (FTA) mang tính toàn cầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế luôn là công tác lớn được quan tâm thực hiện, trong đó chủ động hội nhập quốc tế gắn với giữ vững độc lập, chủ quyền, tự chủ đất nước là nội dung được quán triệt xuyên suốt. Thể hiện rõ nét qua đường lối ngoại giao “cây tre” của Việt Nam. Chúng ta tích cực hội nhập nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá, bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đảm bảo chủ quyền, lợi ích của quốc gia dân tộc, đồng thời chúng ta cũng tôn trọng các quyền, lợi ích của các quốc gia khác.
Trên khía cạnh về chính trị, đối ngoại Việt Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện với các cường quốc đồng thời chủ động tham gia phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc. Hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu đã góp phần cải thiện đáng kể tiềm lực trong nước, nâng cao vị thế địa chiến lược của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu. Từ một quốc gia hội nhập sau, Việt Nam đã trở thành nhân tố tích cực tham gia tiến trình hội nhập khu vực, chủ động đề xuất những sáng kiến, thúc đẩy các liên kết. Việt Nam cũng tích cực hội nhập sâu rộng vào trật tự kinh tế, chính trị toàn cầu, trở thành thành viên có trách nhiệm và uy tín trên cộng đồng quốc tế.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo toàn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, năm 1986 GDP của Việt Nam xếp 9/10 trong khối ASEAN, đến nay quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng hơn 400 tỷ USD tăng 50 lần xếp thứ 5 trong khối ASEAN và thuộc 5 nước có GDP tăng nhiều nhất thế giới. Ngoài ra Việt Nam đã đẩy mạnh xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến; khai thác hiệu quả các thỏa thuận được ký kết, đặc biệt là các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương, đến nay Việt Nam là nước thu hút FDI hàng đầu thế giới và huy động được vốn ODA từ hơn 600 tổ chức phi chính phủ quốc tế để tạo điều kiện và tiềm lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh chúng ta đã ký kết nhiều thỏa thuận, điều ước từ đó vừa hội nhập về văn hoá, xã hội vừa đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh môi trường quốc phòng, an ninh trên thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, với bản chất thâm độc, các thế lực thù địch cho rằng, chính sách đối ngoại giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta là sai lầm và  “không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế được”; “đã độc lập, tự chủ thì không thể hội nhập quốc tế và ngược lại, đã hội nhập quốc tế thì không thể có độc lập, tự chủ”. Đồng thời, chúng còn cho rằng thể chế chính trị của Việt Nam là khác biệt, không phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế, với một đảng duy nhất cầm quyền càng không thể hội nhập quốc tế, phải đa nguyên đa đảng như các nước phương Tây.
Mọi luận điệu đều là phi lý nếu không có các dẫn chứng cụ thể trong khi kết quả hội nhập và toàn cầu hoá là thực tế khách quan, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Hội nhập quốc tế là xu thế khách quan thì việc mỗi nước phải giữ được tố chất của mình cũng là một yêu cầu và nhiệm vụ tất yếu, chúng ta “hoà nhập” nhưng không “hoà tan”. Nhưng nếu xem xét một cách sâu xa hơn thì có thể thấy ngay được luận điệu “Không thể có độc lập tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam” thực chất là sự hằn học của thế lực thù địch. Chúng ta có đủ luận cứ về lý luận và chứng cứ về thực tiễn để bác bỏ hoàn toàn luận điệu này và tiếp tục kiên định con đường đi lên trong tương lai./.
 

Tác giả: Phòng An ninh Chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay17,798
  • Tháng hiện tại489,110
  • Tháng trước808,884
  • Tổng lượt truy cập20,280,054
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down