1.Cơ quan thực hiện | Phòng Thanh tra Công an tỉnh; các Phòng thuộc Công an tỉnh. |
2. Đối tượng thực hiện | Cá nhân, tổ chức. |
3. Cách thức thực hiện | Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. |
4. Trình tự thực hiện | Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại: Cán bộ tiếp nhận đơn khiếu nại phải vào sổ; đóng dấu “Đến”; ghi rõ ngày, tháng, năm nhận khiếu nại và nghiên cứu, kiểm tra các điều kiện thụ lý. Nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì không thụ lý giải quyết khiếu nại gửi đến người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành thông báo. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và gửi thông báo thụ lý đến người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành thông báo. Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Nếu xác định khiếu nại là đúng thì người giải quyết khiếu nại lần đầu ban hành quyết định giải quyết khiếu nại ngay, không tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định. Nếu xác định chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại: - Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Quyết định xác minh phải xác định rõ thời gian, nội dung xác minh và thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại, Tổ xác minh gửi quyết định xác minh nội dung khiếu nại đến người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. - Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh thực hiện công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại. Việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại được lập thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham dự. Bước 4: Tổ chức đối thoại: - Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. - Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại - Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia; ghi rõ người dự và người vắng mặt, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của đại diện các bên. Biên bản được lập thành ba bản, người chủ trì đối thoại, người khiếu nại, người bị khiếu nại mỗi bên giữ một bản. - Trường hợp đã gửi thông báo lần hai về việc tổ chức đối thoại nhưng người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại không đến, người chủ trì đối thoại lập biên bản chấm dứt đối thoại, đồng thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Giám đốc Công an tỉnh, Trương phòng và thủ trưởng tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng cấp. |
5. Thời hạn giải quyết | Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. |
6. Phí, lệ phí | Không. |
7. Thành phần, số lượng hồ sơ | a. Thành phần hồ sơ: - Thông báo thụ lý khiếu nại - Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; - Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; - Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có); - Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); - Quyết định giải quyết khiếu nại; - Các tài liệu khác có liên quan. b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ. |
8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Đảm bảo đúng quy định tại các Điều 2, Điều 8 và Điều 11 Luật Khiếu nại, cụ thể là: - Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại. - Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Luật Khiếu nại. - Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lí do khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. - Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai. - Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết. |
9. Căn cứ pháp lý | - Luật Khiếu nại năm 2011, - Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. - Thông tư số 19/2022/TT-BCA ngày 29/4/2022 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân. - Thông tư số 23/2022/TT-BCA ngày 16/5/2022 của Bộ Công an quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân. - Thông tư số 117/2021/TT-BCA ngày 01/12/2021 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng của Công an nhân dân. - Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân. - Thông tư số 52/2021/TT-BCA ngày 14/5/2021 của Bộ Công an quy định công tác hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân. |
10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại |
11. Kết quả thực hiện | Quyết định giải quyết khiếu nại. |