Lý lẽ của những kẻ "Giả trá"

Thứ tư - 08/02/2023 08:05
Không khỏi buồn cười khi nghe những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu, không biết những lời bịa đặt trên xuất phát từ “sự ngây ngô giả tạo của những kẻ phản động” đã thâm căn cố đế trong tiềm thức, hay vốn dĩ chúng chỉ là những kẻ thiểu năng “kiếm ăn” nhờ thói “ăn không nói có”, tráo trở điêu ngoa rồi trở thành bọn quên cội nguồn dân tộc, bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ, làm tay sai cho thế lực gian ác một cách đáng khinh bỉ.
Ảnh chụp từ video clip trên Kênh youtube RFA Tiếng Việt
Ảnh chụp từ video clip trên Kênh youtube RFA Tiếng Việt

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với sự phong phú, đa dạng, độc đáo của văn hóa Việt Nam, các bậc tiền nhân đã sáng tạo, giữ gìn, phát triển nhiều loại hình lễ hội có ý nghĩa quan trọng, nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, trong đó có lễ hội “Tịch điền”.

          Tịch điền” là lễ hội có từ lâu đời tại tỉnh Hà Nam. Lễ hội này thể hiện lòng biết ơn các bậc cha anh trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản; không chỉ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, Lễ hội còn khơi dậy tình cảm gắn bó, tình yêu lao động của người dân với mảnh đất quê hương. Đây là lễ hội có giá trị nhân văn cao cả, mang ý nghĩa sâu sắc của việc mở mang nông nghiệp, là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhằm nối tiếp truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, sáng ngày 28/01/2023 (tức ngày 07 Tết Quý Mão) Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và được đông đảo nhân dân, du khách hưởng ứng, tham gia; nhằm thể hiện sự trang trọng và ý nghĩa to lớn của Lễ hội, Ban Tổ chức đã mời một cụ ông mặc áo vàng truyền thống, đeo mặt nạ đóng giả vua Lê Đại Hành thực hiện nghi thức kéo cày.

            Lợi dụng việc tổ chức Lễ hội “Tịch điền”, các trung tâm phá hoại tư tưởng, các đối tượng xấu lại tiếp tục xuyên tạc sai sự thật về ý nghĩa của lễ hội. Điển hình trong lợi dụng lễ hội để xuyên tạc vẫn là “Đài Á Châu Tự Do - Trung tâm phá hoại tư tưởng” thường xuyên có hoạt động chống phá Việt Nam. Ngày 03/02/2023, trên “Kênh Youtube RFA Tiếng Việt” của Đài Á Châu Tự do đã đăng tải 01 video clip dài hơn 04 phút để xuyên tạc sai sự thật về Lễ hội Tịch điền của ta, thêu dệt câu chuyện chính trị theo hướng tiêu cực nhằm mục đích vu cáo, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cụ thể, chúng cho rằng: “Việc đeo mặt nạ kéo cày phản ánh đến hình thức dối trá trong xã hội”, không dừng lại ở đó, chúng còn xuyên tạc việc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tham gia lễ hội với ngôn từ rất cực đoan và ấu trĩ như: “Một lãnh đạo của đất nước xã hội chủ nghĩa nhảy vào đứng với vai trò một ông vua để cày những đường cày đầu tiên thì nghe có vẻ không hợp lý, vì thực tế ta đang sống ở thời kỳ xã hội chủ nghĩa, không phải là thời phong kiến độc quyền; lễ tịch điền mà có lãnh đạo tham gia như vậy là có mục đích điều hướng tâm thức của người dân, muốn cho dân nghĩ rằng vẫn đang sống trong thời đại có vua, làm cho người dân sống ở thế kỷ 21 vẫn mang ý thức phục tùng của thần dân trước vua ở những thế kỷ trước”… Các đối tượng xấu đã cố gắng liên hệ hoạt động của lễ hội với những điểm hạn chế, lỗi thời của chế độ xã hội thời phong kiến nhằm thực hiện âm mưu kích động,
chống phá một cách có chủ đích.

          Không khỏi buồn cười khi nghe những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu, không biết những lời bịa đặt trên xuất phát từ “sự ngây ngô giả tạo của những kẻ phản động” đã thâm căn cố đế trong tiềm thức, hay vốn dĩ chúng chỉ là những kẻ thiểu năng “kiếm ăn” nhờ thói “ăn không nói có”, tráo trở điêu ngoa rồi trở thành bọn quên cội nguồn dân tộc, bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ, làm tay sai cho thế lực gian ác một cách đáng khinh bỉ.

          Tuy nhiên, dù có xuyên tạc với lời lẽ thô bỉ như thế nào, chúng cũng không thể đánh lừa được dân tộc ta, vì mỗi người Việt Nam đều hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ hội này. Nhiều tài liệu đã ghi chép lại nguồn gốc ra đời của Lễ hội “Tịch điền” như sau: Mùa xuân năm Đinh Hợi 987, vua Lê Đại Hành cùng bá quan văn võ trực tiếp cày ruộng tại xã Đọi Sơn với mong muốn nhân dân tích cực trong lao động, sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống; từ đó lễ “Tịch điền” ra đời và được coi như Quốc lễ, là lễ hội lớn nhất vùng Bắc Bộ mở đầu cho mùa vụ mới, trở thành nét văn hóa quan trọng, một di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ người Việt Nam kế thừa, phát huy đến nay. Việc đeo mặt nạ trong lúc thực hiện kéo cày là “nghi lễ nhập thế vua lê” để mở những sá cày lễ đầu tiên với ý nghĩa mong muốn mùa vụ mới bội thu.

          Mỗi người Việt Nam cần hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ hội “Tịch điền”, đồng thời cần thiết phải nhận biết, nâng cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng Lễ hội để xuyên tạc, chống phá, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc; tích cực tham gia bảo vệ truyền thống tốt đẹp của đất nước, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

          Với ý nghĩa nhân văn cao cả, Lễ hội “Tịch điền” sẽ luôn là hoạt động quan trọng được ưu tiên hàng đầu mỗi dịp xuân sang, để mỗi người dân Việt Nam có mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Tác giả: Văn Công - Phòng ANCTNB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay46,701
  • Tháng hiện tại1,237,973
  • Tháng trước695,078
  • Tổng lượt truy cập10,185,782
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down