Hiểu đúng về nhân quyền

Thứ bảy - 25/02/2023 20:43
Nhân quyền là một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu, quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế cũng như quy định trong quá trình xây dựng pháp luật các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “đánh tráo” theo động cơ, ý đồ riêng.
Hiểu đúng về nhân quyền
Nhân quyền là một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu, quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế cũng như quy định trong quá trình xây dựng pháp luật các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “đánh tráo” theo động cơ, ý đồ riêng.
Nhân quyền từ lâu trở thành lá bài hết sức lợi hại mà những người dùng nó để lên án, phê phán một quốc gia khác có thể xoay chuyển “tình hình nhân quyền” theo ý của mình, là một cái cớ để đánh lừa dư luận quốc tế, qua đó vẽ ra viễn cảnh nghiêm trọng để tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch vấn đề “Nhân quyền” luôn là nội dung trọng tâm mà các đối tượng chú ý khoét sâu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội để hoạt động từ đó thúc đẩy, phát triển mâu thuẫn, tạo dựng ngọn cờ để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thực tế đã cho thấy các nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn luôn tái diễn, trong đó có những vấn đề mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”, “đàn áp nhân quyền”, “bịt miệng nhà dân chủ”, “không có tự do ngôn luận”… Những dẫn chứng đưa ra vẫn xoay quanh điệp khúc cũ, trong đó điển hình là những đối tượng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự vẫn được ca ngợi là vì nhân quyền.
Thể hiện rõ nét nhất khi Việt Nam đã thể hiện vị thế, vai trò khi đảm nhiệm là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nay lại tiếp tục được bầu vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, được đông đảo các nước tín nhiệm. Tuy nhiên các báo cáo, phúc trình vẫn tảng lờ, tiếp tục có những đánh giá lạc lõng mang đậm tính định kiến, chủ quan về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Chính các quốc gia, tổ chức có vị thế trên thế giới đã thừa nhận và khẳng định sự tín nhiệm khi ủng hộ Việt Nam qua lá phiếu cũng như các ủng hộ tại phiên bảo vệ báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa được đánh giá là cơ chế tiến bộ và tích cực. Tất cả các nước dù được coi là mạnh nhất, dù lớn tiếng nhất về nhân quyền thì vẫn phải chịu sự xem xét đánh giá, góp ý của những nước nhỏ. Điều đó cho phép những nhận định, đánh giá khách quan về quyền con người.
Minh chứng rõ nét hơn cho sự tín nhiệm khi Việt Nam được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bầu làm đại diện cho khối tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực nổi lên chính là công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tình trạng nghèo đói tại Việt Nam đã giảm từ 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020. Trong 2 năm đại dịch, chính phủ Việt Nam đảm bảo sự an toàn cho người dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đó chính là bảo vệ cho quyền con người. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong tham gia và thực thi công ước về bình đẳng giới và bảo vệ quyền trẻ em đây cũng là bản chất của nhà nước và chế độ bảo đảm công bằng, bình đẳng và chăm sóc toàn diện cho toàn thể nhân dân.
Trong tự do thông tin, Việt Nam hiện có 150 triệu kết nối điện thoại, hơn 70 triệu người dùng internet. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet tốc độ cao đã tới 98% số phường, xã. Tự do báo chí được thể hiện với khoảng 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử, hơn 600 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập trong cả nước góp phần thông tin khách quan, đa chiều, sinh động, sâu rộng ở mọi địa bàn, lĩnh vực thuộc top đầu của thể giới theo thống kê của We Are Social & Hootsuite.
Chính vì vậy đánh giá về nhân quyền cần phải đảm bảo cách nhìn khách quan, toàn diện từ kết quả đảm bảo quyền con người thực tế, sự tín nhiệm từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức không biên giới được Liên hợp quốc tín nhiệm chứ không thể đánh giá theo những đánh giá, báo cáo, xếp loại nhân quyền Việt Nam của một số cơ quan, tổ chức phi chính phủ thiếu thiện chí./.
 

Tác giả: Ban Biên tập, Minh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay42,258
  • Tháng hiện tại1,337,090
  • Tháng trước695,078
  • Tổng lượt truy cập10,284,899
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down