Nghị định 168/2024/NĐ-CP và những góc nhìn đa chiều
2025-01-03T02:43:42-05:00
2025-01-03T02:43:42-05:00
https://congan.laichau.gov.vn/index.php/chong-dien-bien-hoa-binh-22/nghi-dinh-168-2024-nd-cp-va-nhung-goc-nhin-da-chieu-2668.html
https://congan.laichau.gov.vn/uploads/news/2025_01/image-20250103143923-1.jpeg
Công an tỉnh Lai Châu
https://congan.laichau.gov.vn/uploads/logoca.webp
Thứ sáu - 03/01/2025 02:39
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là việc tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đã và đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận xã hội. Bên cạnh những ý kiến đồng tình ủng hộ, cũng có không ít quan điểm bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại, thậm chí là phản đối. Bài viết này sẽ phân tích những góc nhìn đa chiều xung quanh vấn đề này, từ đó góp phần làm rõ bức tranh toàn cảnh về Nghị định 168 của Chính phủ.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là việc tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đã và đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận xã hội. Bên cạnh những ý kiến đồng tình ủng hộ, cũng có không ít quan điểm bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại, thậm chí là phản đối. Bài viết này sẽ phân tích những góc nhìn đa chiều xung quanh vấn đề này, từ đó góp phần làm rõ bức tranh toàn cảnh về Nghị định 168 của Chính phủ.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh. Tuy nhiên, một số quy định mới, đặc biệt là mức xử phạt tăng cao, đã gây ra nhiều tranh luận.
Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Điển hình như người điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng trên đường bộ, chạy quá tốc độ đuổi nhau gây tai nạm giao thông, mức phạt mới lên tới 70.000.000 đồng (tại điểm 13, Điều 6); đối với người điều khiển xe máy chuyên dụng vi phạm quy tắc giao thông mức phạt lên tới 20.000.000 đồng khi mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ còn vượt quá 80 miligam/100 mililits máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (tại Điểm 9, Điều 8); người điều khiển xe đạp đi vào đường cao tốc phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (tại điểm 5, Điều 9); người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ phạt từ 150.000 đồng đến 600.000 đồng … mức xử lý hành chính tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Việc cấm ghi hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ cũng là một điểm gây tranh luận.
Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội như Việt Tân chắc chắn sẽ không thể bỏ qua; chúng xúm vào “xâu xé”, cắt nghĩa kiểu sói mòn, “mị dân”… để nhằm mục đích xấu xa, tạo sự nghi ngờ giữa Nhân dân với chính quyền.
Cũng liên quan đến nội dung này, gần đây tổ chức khủng bố Việt Tân cũng thường xuyên đăng tải các bài viết với ngôn ngữ công kích, quy chụp và gợi ý sự đối đầu giữa người dân và chính quyền. Cụ thể: Tổ chức này cho rằng mức phạt mới là quá cao, gây khó khăn cho người dân, đồng thời đặt nghi vấn về mục đích thực sự của việc tăng phạt (có phải chỉ để "bù đắp ngân sách?”). Bên cạnh đó, đối với việc cấm ghi hình lực lượng CSGT khi đang làm nhiệm vụ, Việt Tân cho rằng đây là hành động "che giấu" tiêu cực, cản trở người dân giám sát hoạt động của lực lượng chức năng. Ngoài ra, khi nhắc đến việc Bộ Công an hưởng 85% số thu, Việt Tân cho rằng việc này là "trò" để "bù đắp ngân sách", gợi ý về sự thiếu minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu từ xử phạt. Không chỉ vậy, Việt Tân thể hiện quan điểm lo ngại việc tăng mức phạt sẽ tạo điều kiện cho CSGT lạm quyền, "kiếm chuyện" để phạt người dân.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần thấy rõ mục đích chính đáng mà Chính phủ muốn đem lại cho Nhân dân rằng:
- Mức phạt tăng cao là cần thiết: Thực tế cho thấy, mức phạt hiện hành chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng vi phạm giao thông phổ biến. Việc tăng mức phạt là phù hợp với xu thế chung trên thế giới, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Cấm ghi hình CSGT là để bảo vệ người thi hành công vụ: Quy định này nhằm tránh việc CSGT bị quấy rối, cản trở khi đang làm nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo sự tập trung xử lý tình huống giao thông.
- Nguồn thu từ xử phạt được sử dụng đúng mục đích: Nguồn thu này được sử dụng để đầu tư cho hạ tầng giao thông, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ để ngăn chặn lạm quyền: Tuy nhiên, không nên vì lo ngại lạm quyền mà phủ nhận hoàn toàn tác dụng tích cực của việc tăng mức phạt.
Nghị định 168 với việc tăng mức phạt vi phạm giao thông là một bước đi cần thiết nhằm xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho người dân; đồng thời, tăng cường đầu tư cho hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng đồng bộ ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân được tốt nhất.