Cảnh báo: Phương thức, thủ đoạn của tội phạm liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh

Thứ sáu - 07/06/2024 23:06
 
Tuyên truyền phương thức thủ đoạn mới của các đối tượng, tại Bản San Thàng, TP Lai Châu
Trong thời gian qua, các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin để hoạt động tội phạm trên không gian mạng xã hội rất đa dạng và tinh vi hơn, có chiều hướng gia tăng, phức tạp ảnh hưởng đến ANTT. Tuy các lực lượng chức năng đã phát hiện đấu tranh, bóc gỡ xử lý nhiều vụ án lớn liên quan nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân bị lừa mất tiền, tài sản, bị đe dọa và xâm phạm đến tính mạng. Trên lĩnh vực xuất nhập cảnh cũng không ngoại lệ, các đối tượng đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh hết sức tinh vi, khó phát hiện như:
*Thủ đoạn lừa đảo “việc nhẹ lương cao”. Nắm bắt nhu cầu tìm kiếm việc làm của một số công ty nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia, Lào, Myanmar. Đồng thời, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, tình trạng lao động bị thất
nghiệp nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội như Zalo, Face book, Weichat… hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia, Lào, Myanmas để làm việc với những lời hứa hẹn việc làm ổn định, lương cao (có thể tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thậm chí các đối tượng còn cho “ứng tiền trước” để tạo niềm tin đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy. Sau khi chiếm được lòng tin, đối tượng sẽ đưa nạn nhân ra nước ngoài ép làm gái mại dâm; môi giới, bán cho người Trung Quốc lấy làm vợ hoặc tuyển lao động cho các Công ty lừa đảo trên mạng để hưởng lợi. Nếu nạn nhân không làm theo, chúng sẽ ép kí nhận giấy vay nợ số tiền lớn, đánh đập và yêu cầu gia đình phải trả tiền chuộc.
*Thủ đoạn giả làm cán bộ XNC. Các đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội Zalo, Facebook tìm kiếm và chủ động liên hệ với người có nhu cầu xuất cảnh để tiếp cận, hướng dẫn thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ hộ chiếu, xin Visa (người có nhu cầu xuất cảnh chỉ cần gửi ảnh chân dung và CCCD để được“trợ giúp”). Sau một thời gian, các đối tượng gửi ảnh chụp hộ chiếu, visa giả mạo cho người dân, đồng thời thông báo thủ tục cấp hộ chiếu, Visa đã hoàn tất, dự kiến thời gian xuất cảnh và yêu cầu người dân có mặt tại sân bay nhận giấy tờ, làm thủ tục xuất cảnh để lấy lòng tin (hình ảnh, thông tin cá nhân của người dân trong hộ chiếu, hình ảnh Visa được đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa cho phù hợp); tiếp theo các đối tượng liên lạc với người dân qua điện thoại và tin nhắn trên mạng xã hội (zalo, faceboock) thông báo chi phí hộ chiếu, vi sa phải nộp trước một khoản tiền vào tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp. Sau khi người dân chuyển tiền, đối tượng xác nhận đã nhận tiền, hứa hẹn giúp đỡ phần nợ còn lại chưa nộp đủ, sẽ trả sau khi ra nước ngoài làm việc. Đồng thời, đối tượng gửi “ Văn bản xác minh, chứng minh nguồn thu nhập và tài chính” giả mạo của Cục QLXNC chứng minh tài chính nên phải chuyển 50.000.000 đồng vào tài khoản của Cục QLXNC (tài khoản giả mạo) để xác minh và sẽ hoàn trả sau 30-40 phút cho người dân; khi hướng dẫn công dân nộp tiền, đối tượng mạo danh cán bộ Cục QLXNC sẽ liên tục gọi thúc giục nộp tiền vào tài khoản của Cục QLXNC để hoàn thiện hồ sơ, khi chiếm đoạt được tiền đối tượng sẽ chặn xóa thông tin nên không liên lạc được.
 
Hộ chiếu, visa giả do đối tượng sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
* Thủ đoạn giả mạo “nhà sư”. Lợi dụng các khóa “tu học” các đối tượng yêu cầu công dân có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài lao động giả mạo làm nhà sư (Phật tử) đang tu tại các chùa để có được thư mời của tổ chức Phật giáo ở nước ngoài và để xin thị thực theo diện du lịch ra nước ngoài lao động trái phép. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi từ việc giả giấy tờ hồ sơ là nhà tu hành, hộ chiếu (sử dụng chân dung dưới dạng cạo trọc đầu, mặc áo tu hành, thông tin nghề ngiệp là nhà sư); cách thức đối phó với Cơ quan cấp Visa nước ngoài trong quá trình phỏng vấn; tổ chức xuất cảnh, sắp xếp công việc ở nước ngoài; sử dụng mạng xã hội, sim điện thoại không chính chủ để liên lạc với nạn nhân tránh bị phát hiện, truy vết.
Hiện nay, người tham gia sử dụng mạng xã hội (Zalo, Face book, Weichat) với số lượng lớn; các nội dung có thể truy cập tìm kiếm, khám phá dễ dàng và không bị kiểm soát theo quy định của pháp luật. Công tác quản lý về an ninh thông tin mạng còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu về trang thiết bị, nhân lực. Các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi tội phạm lừa đảo rất tinh vi, khó xác định, nhiều nạn nhân không biết đối tượng là ai. Để cá nhân, người thân và bạn bè không phải là nạn nhân tiếp theo của đối tượng phạm tội này, phòng QLXNC Công an tỉnh Lai Châu đưa ra một số khuyến cáo phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng, đó là:
Bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin cá nhân lên mạng xã hội, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ.
Cẩn trọng xác minh: Với các tin nhắn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.
Tìm kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền, tài sản lớn hoặc quà có giá trị lớn.
Cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng.
Quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vi mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an.
Kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội.
Cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập vào các đường link trong tin nhắn hay Email lạ, không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng.
Trình báo cơ quan Công an: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước như Công an, cơ quan Thuế, Nhà trường, Bệnh viện...để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, người nhà, người thân, cần kiểm tra xác minh kỹ thông tin và liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo.
Cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm:  Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng báo ngay cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời.
Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả: Tuyệt đối không truy cập vào các trang Website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang Web có nội dung không rõ ràng.
Đồng thời, phòng Quản lý xuất nhập cảnh mong các cấp chính quyền cơ sở, các lực lượng chức năng quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân nắm bắt nâng cao ý thức cảnh giác, phòng tránh. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào “Toàn dân tố giác tội phạm” góp phần ổn định ANTT và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương

Tác giả: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay20,794
  • Tháng hiện tại270,261
  • Tháng trước808,884
  • Tổng lượt truy cập20,061,205
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down