Lừa đảo “thu hồi tiền treo” - chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Thứ ba - 15/04/2025 04:25
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dù đã được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhưng chiêu trò giả danh nhân viên ngân hàng, ví điện tử, luật sư, công an... để lừa đảo “thu hồi tiền treo” vẫn khiến nhiều người sập bẫy và mất trắng tài sản. Đây là một thủ đoạn tinh vi, có tổ chức, được dàn dựng kịch bản chặt chẽ, đánh đúng tâm lý nạn nhân. Thủ đoạn lừa đảo cụ thể như sau:
1. Giả danh nhân viên ngân hàng, ví điện tử hoặc công ty tài chính: Đối tượng liên hệ qua điện thoại, Zalo, Facebook…, tự xưng là nhân viên Momo, ZaloPay, ngân hàng hoặc công ty tài chính. Chúng thông báo có một khoản “tiền treo”, “giao dịch lỗi”, “giao dịch chưa hoàn tất” cần xử lý gấp.
2. Mạo danh luật sư, công an, toà án để gia tăng áp lực: Nếu nạn nhân còn nghi ngờ, chúng lập tức chuyển máy hoặc để người khác gọi đến, tự xưng là công an kinh tế, điều tra viên, luật sư, thậm chí gửi giấy mời, giấy triệu tập giả mạo có logo cơ quan công an hoặc tòa án. Đối tượng tuyên bố nạn nhân có thể liên quan đến rửa tiền, lừa đảo, tiếp tay tội phạm công nghệ cao nếu không phối hợp “điều tra”.
3. Hướng dẫn thao tác rút tiền/chuyển khoản/cài ứng dụng gián điệp: Chúng yêu cầu nạn nhân tải ứng dụng “kiểm tra tài khoản”, “xác minh nhân thân” – thực chất là phần mềm độc hại. Hoặc hướng dẫn trực tiếp cách chuyển tiền vào tài khoản “kiểm tra tạm thời” do chúng cung cấp. Sau đó, toàn bộ số tiền trong tài khoản của nạn nhân sẽ bị chiếm đoạt.
Vì sao nhiều người vẫn mắc bẫy dù đã được cảnh báo?
- Kịch bản ngày càng tinh vi, có nhiều người đóng vai để tạo cảm giác “thật”.
- Tâm lý hoang mang khi nghe đến công an, luật sư, toà án khiến nạn nhân mất bình tĩnh, làm theo hướng dẫn.
- Thiếu kiến thức về giao dịch tài chính, ngân hàng số, OTP, bảo mật thông tin cá nhân.
Cách phòng ngừa hiệu quả:
- Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, hình ảnh giấy tờ tuỳ thân cho người lạ qua điện thoại hoặc mạng xã hội.
- Ngân hàng, công an, luật sư không làm việc qua Zalo, Facebook hoặc yêu cầu chuyển tiền để điều tra.
- Không cài ứng dụng lạ, không truy cập đường link không rõ nguồn gốc.
- Liên hệ trực tiếp với ngân hàng, công an địa phương để xác minh khi có nghi ngờ.
Tiền không tự dưng “treo” - chỉ có chiêu trò đang giăng bẫy! Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, hãy trình báo ngay với Cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời./.

Tác giả: Nguyễn Xuân Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay30,657
  • Tháng hiện tại580,603
  • Tháng trước779,679
  • Tổng lượt truy cập23,706,451
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down