Phật giáo trong thời kỳ dựng nước và giữ nước

Thứ tư - 27/03/2024 02:43
Ảnh: Trung tá Đinh Hữu Thuần (pháp danh Đại đức Thích Chánh Tuệ) và Đại tá Đinh Thế Hinh (pháp danh Đại đức Thích Pháp Lữ) những nhà sư tham gia kháng chiến
Ảnh: Trung tá Đinh Hữu Thuần (pháp danh Đại đức Thích Chánh Tuệ) và Đại tá Đinh Thế Hinh (pháp danh Đại đức Thích Pháp Lữ) những nhà sư tham gia kháng chiến
 Với lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo đã hội nhập và hình thành cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Phật giáo với tư cách vừa là học thuyết giải thoát về cách sống thiện lương tốt đẹp của con người, vừa là học học thuyết qua tình thần Tứ Ân phụng sự với Tổ quốc đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc hình thành tư tưởng và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Phật giáo tại Việt Nam trải qua các triều đại phong kiến như thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và trải qua các cuộc chiến chống thực dân, đế quốc Phật giáo đều có những đóng góp to lớn trong công cuộc hộ quốc, an dân. Công lao của phật giáo Việt Nam được các triều đại, nhà nước và lịch sử ghi nhận. Có thể kể đến như: Thời nhà Đinh có Thiền sư Ngô Chấn Lưu; thời nhà Lý có Thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Không Lộ, Mãn Giác, Viên Thông… là những danh tăng đã hết lòng phù trợ triều đình để xây dựng đất nước phát triển rực rỡ trong một thời gian dài; thời nhà Trần đạo phật lại góp phần rất to lớn trong truyền bá các tư tưởng văn hóa, xã hôi với các Thiền sư, Hoàng đế thời Trần đã lên một hệ tư tưởng cho Phật giáo Việt Nam đó là thiền phái Trúc Lâm với Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Dấu ấn đậm nét của Phật giáo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta có những nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào”, những con người chấp nhận rời xa mái chùa, tạm ngừng tu tập, quên mình vì Tổ quốc... Có hàng ngàn tăng ni, phật tử... đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc được nhà nước công nhận liệt sỹ, nhiều người tiếp tục trở lại quê hương, giữ những trọng trách quan trọng, nhiều người tiếp tục về chùa khoác áo tu hành. Bên cạnh ý nghĩa về lịch sử, chính trị, Đạo Phật cũng gắn liền với Việt Nam về mặt văn hóa, tâm linh... một tôn giáo rất gần gũi, thân quen.
Với sự thành lập giáo hội phật giáo Việt Nam năm 1981, lần đầu tiên các Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử Việt Nam từ các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước từ Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ và Phật giáo Khmer từ mọi miền đất nước đã đồng lòng, quyết tâm thành lập một tổ chức chung lãnh đạo thống nhất Phật giáo trên cả nước, đưa phật giáo đồng hành cùng đất nước trong giai đoạn đổi mới.
Lịch sử đã chứng minh, khi đất nước hùng cường thì Phật giáo hưng thịnh, khi đất nước lâm nguy, Phật giáo sẵn sàng đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp phần giành lại độc lập cho dân tộc như mục đích của giáo hội là để hộ trì, hoằng dương phật pháp vả tham gia bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới./.

Tác giả: Phòng an ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay68,582
  • Tháng hiện tại701,538
  • Tháng trước1,975,320
  • Tổng lượt truy cập18,077,622
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down