Với lịch sử phát triển, đồng hành lâu đời cùng tiến trình dựng nước và giữ nước của đất nước, Phật giáo đã gắn liền với đời sống của mỗi người Việt từ những hoạt động thường nhật. Tuy nhiên hiện nay một số cơ sở có dấu hiệu truyền bá, tổ chức nhữnghoạt động trái với giáo lý, phục vụ mục đích kinh doanh và vụ lợi.
Bắt đầu câu truyện “thương mại hóa” hoạt động tâm linh không thể không nhắc đến Chùa Ba Vàng. Nhắc lại năm 2023, Chùa Ba Vàng đã tổ chức lễ Vu lan tại chùa với hàng nghìn người dân, Phật tử tham dự. Trong đó có hoạt động sớt bát cúng dường với nhiều hình ảnh phản cảm các nhà sư nhận tiền từ người dân một cách hết sức “công nghiệp”. Rồi đến hoạt động thỉnh “oan gia, trái chủ” đã gây không ít tranh cãi, đi ngược lại với giáo lý nhà Phật. Rồi gần đây nhất việc “xá lợi tóc Đức Phật” chuyển động tại chùa Bà Vàng cũng đã gây xôn xao trong xã hội, bị dư luận chỉ trích, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội; sau đó Đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì Chùa Ba Vàng đã phải sám hối đồng thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã đưa ra hình thức kỷ luật yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh và Chùa Ba Vàng không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm. Cư dân mạng thường nói vui vị trụ trì Chùa Ba Vàng này thích hợp làm CEO hơn trụ trì.
Luật nhân quả - một trong các nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo. Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Con người nếu sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ sống trong sự tham lam ích kỷ thì sẽ dễ dàng gây họa cho người khác và nhận báo ứng về với bản thân mình và có lẽ rằng nhà sư Thích Thái Trúc Minh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình và phải biết hành động như thế nào để quảng bá tôn giáo mà mình tôn thờ. Chứ không phải hành động bất chấp, để dư luận phản ứng với hành động của chùa, thậm chí, có kẻ còn quay sang bôi nhọ cả Đức Phật.
Còn có những nhà sư hết sức nổi tiếng cả ở trong nước và quốc tế với nhiều đầu sách thuộc hàng bán chạy (Best seller) cũng là những vị thiền sư danh tiếng tuy nhiên lại không đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà ngược lại còn yêu cầu không chính đáng.
Đạo Phật có công rất lớn trong công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông chúng ta. Bên cạnh ý nghĩa về lịch sử, chính trị, Đạo Phật cũng gắn liền với mỗi người dân về văn hóa, tâm linh. Việc mượn Đạo Phật, truyền bá những thứ trái với luân thường đạo lý, phục vụ mục đích kinh doanh và vụ lợi, khiến cho người dân mù quáng, bức xúc và gây tranh cãi, mê tín dị đoan dẫn đến cuồng tín là điều rất đáng lên án.
Hãy để Đạo Phật đúng nghĩa là một tôn giáo "tốt đời, đẹp đạo", khiến cho mỗi người về Phật với những sự coi trọng, chân thành và giản dị. Đừng vì lợi lộc mà làm vấy bẩn những vị tăng ni phật tử, những con người sống vì nhân dân, Tổ quốc, cống hiến cho cuộc đời./.