Bàn về việc tu hành và hiện tượng mạng xã hội "Thích Minh Tuệ"

Thứ sáu - 24/05/2024 03:37
Ngoài những luồng thông tin từ các cá nhân thì trên mạng xã hội các thế lực thù địch cũng lợi dụng “hiện tượng Thích Minh Tuệ” để chống phá chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên mạng xã hội. nhằm mục đích chia rẽ các tôn giáo với nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, cổ súy các giá trị sai lệch.
Ảnh: Đại sư Thích Phổ Tuệ khi còn tại thế
Ảnh: Đại sư Thích Phổ Tuệ khi còn tại thế
Ngoài những luồng thông tin từ các cá nhân thì trên mạng xã hội các thế lực thù địch cũng lợi dụng “hiện tượng Thích Minh Tuệ” để chống phá chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên mạng xã hội. nhằm mục đích chia rẽ các tôn giáo với nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, cổ súy các giá trị sai lệch.
Việt Nam là quốc gia đa dạng về tôn giáo với khoảng 27 triệu người theo các tôn giáo khác nhau (chiếm 27% dân số), trong đó: Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất, có hơn 14 triệu tín đồ, Công giáo xếp thứ hai với hơn 7 triệu tín đồ, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài đứng thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và người dân được tự do lựa chọn tôn giáo, lựa chọn tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên các thế lực thù địch, các đối tượng phản động lại cố tình đánh tráo khái niệm nhằm gây hiểu nhầm, chia rẽ các tôn giáo.
Liên quan đến việc Thích Minh Tuệ “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh) là quyền tự do của mỗi cá nhân, không có đúng, sai, hơn, kém mà đơn giản là một cá nhân trong xã hội thực hiện quyền cơ bản của mình theo Hiến pháp. Thế nhưng các thế lực lại gieo rắc hoài nghi, phân biệt giữa người tu trong các tổ chức tôn giáo với người tu khổ hạnh cho rằng khổ hạnh mới là chính pháp nhằm tạo ra mâu thuẫn bên trong tôn giáo nhằm làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta.
Ngoài đăng tải các bài viết, các đối tượng còn luận bàn tôn giáo và chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không thể song hành; đánh tráo khái niệm bằng cách tuyệt đối hóa quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo không chịu bất cứ sự ràng buộc, chế tài xử phạt nào; bịa đặt rằng Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương “phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo”. Đơn cử trong việc hành khất qua các địa bàn của Thích Minh Tuệ nếu đám đông quây quanh “sư thầy đi bộ” gây mất trật tự công cộng và an toàn giao thông thì cơ quan chức năng sẽ phải can thiệp thì các thế lực thù địch sẽ rêu rao “Công an cản trở nhà sư hành đạo”.
Ngoài các hành vi trên các đối tượng còn ra sức tô vẽ nhằm gợi nhớ hình ảnh của Đức Phật năm xưa, rêu rao và tuyên truyền sai lệch về Phật giáo, cổ súy mê tín dị đoan trái với định hướng của Đảng, Nhà nước.
Nhắc đến các vị sư tu hành không thể không nhắc đến Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ (Ngài viên tịch năm 2021), một trong những người tu hành “đắc đạo” bậc nhất ở nước ta. Với cuộc đời tại thế 105 năm và gần một thế kỷ tu hành của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã minh chứng, ngài thực sự là bậc hiền trí đích thực đã tìm thấy con đường tu chân chính, tâm ý đã hoàn toàn an tịnh. sáng suốt, vượt ra ngoài tác động khách quan bên ngoài. Ngài từng nói: “Tôi không có bí quyết gì. Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị con người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”. Tuy được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 2007, nhưng Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ không ở trụ sở chùa Quán Sứ mà vẫn ở Tổ đình Viên Minh, còn gọi là chùa Ráng ở Phú Xuyên, Hà Nội, nơi ngài đã tu từ năm 18 tuổi.
Ngày nay, người người nhà nhà đổ xô lên đền chùa cầu khấn, hành khất hàng năm. Rất nhiều người trong số đó luôn tâm niệm, chùa càng to, chuông càng lớn, quyên góp càng nhiều tiền thì sự linh ứng sẽ càng cao. Người ta không hiểu rằng, Phật pháp không mang đến cho chúng ta vật chất mà đạo Phật hướng tâm chúng ta đến sự yên bình từ chính con người mình.
Ngày nay có thể thấy không ít các vị tu hành bây giờ đi xe sang, dùng điện thoại xịn, livestreams giảng giải trên mọi nền tảng..., có còn nhớ Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không? Ông ấy trụ trì ở một ngôi chùa làng, không có hòm công đức và chỉ mặc áo vải nâu, ăn cơm rau mỗi ngày và vẫn được người đời sau nhớ đến như một tấm gương sáng trong việc đức độ, tu hành, một vị chân tu./.

Tác giả: Phòng an ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 43 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay43,434
  • Tháng hiện tại1,226,013
  • Tháng trước1,975,320
  • Tổng lượt truy cập18,602,097
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down