Xử lý cán bộ vi phạm nhằm ổn định chính trị

Thứ hai - 08/07/2024 03:16
Ảnh: Toàn cảnh kỳ họp bất thường của Quốc hội
Ảnh: Toàn cảnh kỳ họp bất thường của Quốc hội
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong đó có cả những vị trí lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, trên mạng xã hội lại có những ý kiến cho rằng, việc xử lý cả những cán bộ cấp cao như vừa qua là một biểu hiện của “những bất ổn chính trị”, “khủng hoảng thượng tầng”. Sự thật có phải như vậy?.
Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến hết tháng 5/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật trên 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có cả bị xử lý hình sự. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật đối với gần 70 tổ chức đảng, 110 đảng viên, trong đó có 20 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại một số ngành, lĩnh vực, một số cán bộ, trong đó có lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao cũng đã bị thôi các chức vụ. Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những cán bộ này phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc đã có vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên…
Từ những kết quả đạt được có thể khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta tiến hành nghiêm túc, tuân thủ các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Việc xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật cũng cho thấy tính hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, bảo vệ chính trị nội bộ nhằm sàng lọc, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Tuy nhiên có nhiều luận điệu cố ý bỏ qua những kết quả tích cực đã đạt được mà lại cố tình bôi nhọ, suy diễn, bóp méo cho rằng việc xử lý cán bộ gây nên “khủng hoảng nhân sự cấp cao”, Việt Nam đang diễn ra “cuộc chiến thượng tầng” tạo nên bất ổn về chính trị. Mà không nhìn nhận vào sự thật là xử lý cán bộ vi phạm để làm trong sạch đội ngũ, tạo điều kiện cho những người đủ đức đủ tài tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ.
Bối cảnh chính trị ở Việt Nam rất ổn định, với quan điểm lãnh đạo, đối ngoại nhất quán và các thiết chế chính trị hoàn chỉnh, việc thôi chức vụ và “ra đi” của những nhân sự cấp cao không thể gây ra “khủng hoảng” hay “bất ổn chính trị” được. Nhất là khi hệ thống chính trị, pháp lý được thiết kế bài bản, vững chắc, có nhiều tầng nấc, quy định ràng buộc và sự kiểm soát, giám sát, phản biện trong thực thi quyền lực nhà nước được đảm bảo hiệu quả.
Việc thay đổi nhân sự cấp cao, đấu tranh phòng chống tham nhũng (trong đó có người từ chức, có người mới được bổ nhiệm) chính là chúng ta đang lựa chọn con người phù hợp hơn để kiên định con đường đi lên CNXH nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy dù các thế lực thù địch có suy diễn, xuyên tạc và bôi nhọ thế nào thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vẫn được đẩy mạnh, quyết liệt, không ngừng, không nghỉ. Đó cũng chính là Đảng tiếp tục xây dựng và tự chỉnh đốn một cách quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của nhân dân vào vai trò tiền phong của Đảng./.

Tác giả: Phòng an ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay35,402
  • Tháng hiện tại647,035
  • Tháng trước1,975,320
  • Tổng lượt truy cập18,023,119
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down