70 năm Hiệp định Genève: mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam

Thứ hai - 22/07/2024 04:37
Ảnh chụp bài đăng trên trang Facebook “Việt Tân”
Ảnh chụp bài đăng trên trang Facebook “Việt Tân”
Cách đây 70 năm, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta. Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Genève vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tuy nhiên, nhằm mục đích chống phá Việt Nam, các trung tâm phá hoại tư tưởng, các đối tượng phản động, chống đối đã đăng tải hàng loạt các bài viết, video clips có nội dung xấu, độc trên internet, mạng xã hội. Điển hình, ngày 21/7/2024, trang facebook “Việt Tân” đã đăng tải bài viết “70 NĂM HIỆP ĐỊNH GENÈVE: SỰ THẬT CẦN VẠCH TRẦN”. Nội dung chủ yếu của bài viết là bịa đặt, bóp méo sự thật, đưa ra những bình luận với quan điểm và cách nhìn tiêu cực, phiến diện về Hội nghị Genève, cho rằng “Pháp và VNDCCH đã mặc cả với nhau”, “cố tình chia 2 đất nước và tàn phá quê hương”, “dùng vũ khí và nhân sự của CS Nga Tàu và hy sinh triệu triệu thanh niên miền Bắc, phải phơi thây nơi núi rừng Trường Sơn khi đẩy vào cuộc xâm chiếm miền Nam”. Đáng chú ý, bài viết trên của Việt Tân đã thu hút sự chú ý bằng những lượt like, bình luận và chia sẻ của nhiều đối tượng có cùng quan điểm sai lệch, phản động.
Nhận định trên của chúng là hoàn toàn vô căn cứ, phiến diện, xuyên tạc sự thật lịch sử một cách trắng trợn, phủ nhận thành quả ngoại giao cách mạng Việt Nam và hơn hết là coi thường sự hy sinh anh dũng của những người anh hùng, liệt sỹ đã vì hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta, dân tộc ta.
Ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Genève
Cuối năm 1953, trước những chuyển biến mạnh mẽ trên cục diện chiến trường ở Đông Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và toàn Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó” và “cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”.
Ngày 08/5/1954, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề lặp lại hòa bình ở Đông Dương. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, Hiệp định Genève đã được ký vào ngày 21/7/1954. Cùng với bản Tuyên bố về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương và Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam đã khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Đông Dương, xác định các giới tuyến quân sự chỉ có tính tạm thời và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thực hiện thống nhất đất nước.
Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Genève thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Genève đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Quả thực, nếu trong Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thì với Hiệp định Genève, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Genève thừa nhận. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý rất quan trọng để Nhân dân ta đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.
Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Genève là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Hiệp định Genève được ký kết cũng đã cổ cũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
Ngày nay, với sự phát triển của mạng internet, sự bùng nổ của các trang mạng xã hội, những thông tin sai lệch của các đối tượng chống phá, phản động ngày càng nhiều, chúng ẩn mình dưới danh nghĩa vì cộng đồng, chúng tiếp cận, len lỏi vào tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi. Việc nhận diện những luận điệu xuyên tạc, tiêu cực là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người tiếp nhận thông tin phải có cái nhìn đúng đắn, khách quan trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử. Toàn dân và quân ta phải đoàn kết, thống nhất, quyết tâm xây dựng Việt Nam ngày càng vững mạnh, hiện đại, thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Tác giả: Phòng an ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay25,605
  • Tháng hiện tại467,532
  • Tháng trước808,884
  • Tổng lượt truy cập20,258,476
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down