Trong thời gần đây các thế lực thù địch, phản động không ngừng đẩy mạnh các chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ ta với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nhằm chống phá Đảng, Nhà nước với các chiêu trò lợi dụng nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số để kích động người dân khiếu nại, tố cáo tập trung đông người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Chúng lợi dụng vào quyền tự do của người dân, như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong đó chúng thường lợi dụng người dân có vấn đề về khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thỏa đáng về quyền và lợi ích hoặc một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật, các đối tượng đã sử dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, kích động, lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước.
Chúng còn hỗ trợ tài chính, hướng dẫn người dân khiếu kiện hoặc tham gia vào các tổ chức bất hợp pháp để chống phá Đảng, Nhà nước làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên một số bộ phận người dân vẫn bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động gây an ninh trật tự, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự.
Do vậy thời gian tới các cấp ủy chính quyền, cơ quan tổ chức, đoàn thể các cấp và toàn thể nhân dân cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Phòng ngừa, nâng cao cảnh giác với chiêu trò, kích động người dân khiếu nại, tố cáo, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự nhằm chống phá Đảng, Nhà nước;
Huy động, tập trung các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý dứt điểm các vụ việc cùng một lúc khi công dân đến kiến nghị, phản ánh; dự báo tốt các tình huống, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu kiện, tố cáo nhất là các vụ khiếu kiện, tố cáo đông người phức tạp.
Nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo xảy ra tại địa bàn, thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân; tổ chức đối thoại công dân để giải quyết kịp thời các vụ việc không để phát sinh thành “ điểm nóng”.
Các ngành chức năng kiểm tra, rà soát lại và giải quyết dứt điểm từng vụ việc nhất là những vụ việc phức tạp kéo dài, dư luận xã hội quan tâm theo đúng quy định của pháp luật; chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vụ việc vượt thẩm quyền.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân. Khi tuyên truyền, phổ biến, ngoài việc giải thích, phân tích cho người dân hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ, trình tự giải quyết, cần làm rõ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện, tố cáo.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc thực thi pháp luật về khiếu kiện, tố cáo.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu kiện, tố cáo. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể nhân dân trong công tác hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành đúng quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Nhân dân cần thực sự nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh với những đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để phá hoại đất nước và vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ nước ta thật sự nghiêm minh, kỷ cương, trật tự, an toàn./.