Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Sử dụng vũ khí trái pháp luật sẽ bị xử phạt

Thứ sáu - 24/03/2023 06:04
Lực lượng chức năng vận động quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí tại huyện Mường Tè
Lực lượng chức năng vận động quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí tại huyện Mường Tè
1. Quy định của pháp luật về xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
Theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất, nhập khẩu, tàng trữ,... súng tự chế:
+ Nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp đó là vũ khí thô sơ, là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
+ Nghiêm cấm tất cả các hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh buôn bán, xuất - nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, lưu thông, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc những hành vi có tính chất tương đương, những hành vi chiếm đoạt, lạm dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các chi tiết , cụm chi tiết có thể lắp giáp thành vũ khí, công cụ hỗ trợ.
+ Hành vi mang theo các loại vũ khí, vật liệu nổ hoặc tiền chất chế tạo thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan xâm nhập, vào, ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam trái quy định của pháp luật hoặc mang những vật liệu, dụng cụ này vào các vùng cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ đều vi phạm pháp luật Việt Nam, phải truy cứu trách nhiệm theo quy định.
+ Nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan nhằm động cơ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nước Việt Nam hoặc của chủ thể Việt Nam thực hiện tại nước ngoài, các hành vi gây ảnh hưởng, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
* Xử lý hành chính
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì các hành vi sử dụng, tàng trữ súng tự chế sẽ phải chịu:
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí.
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho thuê, thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết hoặc cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi: Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao.
- Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn 3-6 tháng.
- Quy định khi xử lý hành vi tàng trữ súng tự chế gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì chủ sở hữu, người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào sử dụng, tàng trữ súng tự chế đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 1 - 5 năm.
Nếu cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng, tàng trữ súng tự chế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích, thiệt hại đến sức khỏe hoặc làm chết người, thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình  về tội cố ý gây thương tích theo Điều 314 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Như vậy các hành vi sản xuất, chế tạo tàng trữ, vận chuyển, mua bán, cho thuê, thuê, cầm cố, sử dụng vũ khí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tác giả: Chí Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay17,347
  • Tháng hiện tại229,725
  • Tháng trước1,605,976
  • Tổng lượt truy cập19,211,785
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down