Những ngày vừa qua cụm từ “cắt điện” là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất tại các tỉnh, thành phố đang trải qua đợt cao điểm nắng nóng. Người dân bị đảo lộn sinh hoạt, doanh nghiệp cung cấp điện thì vừa lo thiếu điện vừa phải tìm các giải pháp bổ sung, thay thế và giải pháp cắt điện luân phiên buộc phải sử dụng. Mọi người có thể phàn nàn về việc cắt điện luận phiên tuy nhiên lại có ít người thực hiện được việc tiết kiệm điện trong điều kiện nắng nóng và biến đổi khí hậu cực đoan trong những năm vừa qua.
Từ đầu năm 2023, khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa ít khiến các hồ thủy điện thiếu nước, về mực nước chết và gây khó khăn cho vận hành, cung ứng điện. Do thời tiết nắng nóng suốt từ tháng 4 đến nay kéo theo hoạt động sử dụng điện tăng đột biến khiến thiếu điện và quá tải cục bộ. Trước tình hình trên để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện nhiều địa phương đã phải thực hiện cắt điện luân phiên.
Tuy nhiên, nhiều người dân trước cảnh nắng nóng lại bị cắt điện đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó phổ biến nhất là: “Tại sao thiếu điện mà EVN không mua điện của các nhà đầu tư điện tái tạo?”. Câu trả lời là năng lượng tái tạo được các nhà đầu tư bán với giá rất cao trong khi vừa qua giá điện mới tăng 03% đạt 1.920đ đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, dưới đây là giá mua điện tại nhà máy của EVN.
Nhắc đến vấn đề về giá, khi chưa tính chi phí truyền tải, hao hụt điện năng, đội ngũ nhân sự vận hành, bán hàng trung bình khoảng 15-20% thì giá điện mặt trời, điện gió từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp ngoài EVN khi đến nhà dân lên khoảng 2.400 -2.500đ (chưa VAT) cao hơn rất nhiều so với giá điện hiện nay.
Thực tế đang có 03 loại hình điện mà EVN đầu tư đang phải chịu lỗ đó là: Điện gió, điện mặt trời và điện than do vượt giá bán lẻ rất nhiều. Trong từ trước đến nay khi gần như chỉ có thuỷ điện gánh toàn bộ bù trừ chi phí đầu vào, cụ thể: Trước 2022 có điện than giá rẻ, chỉ vào 1.237đ có thể bù trừ nên nhà nước có chính sách mua điện mặt trời và gió giá ưu đãi cao. Nhưng từ 2022 giá than tăng gấp đôi khiến giá điện than lên 2.100đ thì thuỷ điện không bù trừ nổi chi phí. Giá trần điện gió được đề xuất là 1.587đ cho mặt đất và 1.815 cho ngoài khơi và với giá này thì các nhà máy đều chê quá thấp, lỗ vốn, không bán và cho nằm chờ dài. Giờ EVN có muốn tăng giá mua cũng chịu thua, vì không còn loại hình nào gánh được giá trong khi điện mới tăng 3% lên 1.920 thì người dân có nhiều ý kiến không cho tăng nữa.
Giá thu mua điện bình quân tại nước ta
Cũng phải khẳng định rằng bất kỳ loại hình sản xuất điện nào cũng chịu những tác động không nhỏ của biến đổi khỉ hậu và các điều kiện khách quan khác nhau. Giá điện tại nước ta đang rẻ hơn rất nhiều các nước trong khu vực tuy nhiên do thời tiết nắng nóng cực đoan cùng thói quen sử dụng diện của người dân khiến hệ thống điện quá tải. Để kịp thời giải quyết vấn đề thiếu điện, Bộ Công thương đã chỉ đạo và có giải pháp cung ứng nhiên liệu than, khí để phát điện, xử lý sự cố; đồng thời thống nhất giá với các doanh nghiệp sản xuất điện gió, điện mặt trời để đáp ứng phần nào nhu cầu và giải quyết khó khăn về chênh lệch giá.
Đối với “Quy hoạch điện 8” vừa được thông qua, cùng những chính sách trong phát triển đầu tư, xây dựng hệ thống điện trong tương lai sẽ đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong khi chờ thực hiện các quy hoạch thì việc chúng ta có thể làm góp phần giải bài toán về điện chính là sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện và ưu tiên sử dụng các thiết bị có tính năng thông minh tiết kiệm mà vẫn có hiệu năng cao để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình, cộng đồng cũng như chung tay tiết kiệm điện để phát triển đất nước