Nghệ sĩ trong văn hoá và đời sống

Thứ sáu - 26/05/2023 05:28
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn “Văn hoá văn nghệ là một mặt trận; người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” đến nay lời căn dặn đó vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử nhiệm vụ đặt ra cho văn nghệ sĩ là khác nhau nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào nghệ sĩ luôn phải xác địch và nhận thức rõ sứ mệnh cao cả trọng trách của văn hoá - văn nghệ là phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Nghệ sĩ trong văn hoá và đời sống
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn “Văn hoá văn nghệ là một mặt trận; người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” đến nay lời căn dặn đó vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử nhiệm vụ đặt ra cho văn nghệ sĩ là khác nhau nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào nghệ sĩ luôn phải xác địch và nhận thức rõ sứ mệnh cao cả trọng trách của văn hoá - văn nghệ là phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân, chống đế quốc người nghệ sĩ vừa làm nhiệm vụ mang lại các tác phẩm văn hoá - văn nghệ vừa là chiến sĩ cầm súng ra chiến trường với lý tưởng cách mạng, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Đến sau này khi đất nước thống nhất vai trò của văn hoá - văn nghệ có nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần mới trong xã hội thì vai trò của những người làm văn hoá - văn nghệ ngày càng quan trọng hơn mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cho đến nay, đời sống văn hoá tinh thần, ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức giải trí, sân khấu, văn nghệ… thì vai trò của nghệ sĩ là người làm cầu nối trong việc mang đến cho khán giả những tác phẩm giá trị, giữ gìn văn hoá dân tộc, xây dựng nền tảng văn hoá cho xã hội, tạo động lực phát triển cho xã hôi đồng thời được hưởng thành quả lao động văn hoá, tinh thần do hoạt động văn hoá, văn nghệ mang lại.
image 20230526162837 1
Tuy nhiên, một bộ phận tự nhận mình là “nghệ sĩ” hiện nay nhận thức về lịch sử hạn chế, thiếu nhận thức về chính trị, coi thường văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống phương Tây, cổ vũ cho lối sống vật chất, chạy theo lợi nhuận và mục đích cá nhân, tha hoá, suy đồi về đạo đức.  Còn có “nghệ sĩ” khi bị tố cáo việc ăn chặn làm từ thiện đối với bà con vùng bị ảnh hưởng bời thiên tai còn dám mạnh miệng phát biểu rằng “nếu không có nghệ sĩ thì ai đứng ra giúp dân” trong khi chính quyền, các lực lượng vũ trang đang hàng ngày, hàng giờ gồng mình cùng bà con tại những nơi thiên tai khốc liệt nhất trong khi những kẻ tự xưng MC, nghệ sĩ lại lợi dụng thiên tai để ăn chặn trên máu thịt của đồng bào mình.
Chưa kể đến những nghệ sĩ tự cho mình cao hơn công chúng, không ít nghệ sĩ hở cái là lên mặt dạy đời khán giả, chỉ tham gia những show giải trí nhảm nhí với mục đích “cát xê”. Họ coi mình là ngôi sao coi thường khán giả, coi thường công chúng, hoạt động nghệ thuật là sự ban ơn để công chúng thụ hưởng chứ không phải là mối quan hệ hai chiều, tương trợ. Có thể nói các chương trình hoạt động đều để phục vụ khán giả tuy nhiên cũng phải xem xét lại nội dung các chương trình tránh nhảm nhí, phản cảm, chạy theo đồng tiền mà mất đi giá trị chân chính của văn hoá, văn nghệ.
Không phải ngẫu nhiên mà các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú chỉ được phong tặng cho một số ít các nghệ sĩ, trong khi có những nghệ sĩ hoạt động hàng chục năm trong nghề cũng chưa được xem xét phong tặng. Bởi lẽ ngoài hoạt động cống hiến về nghệ thuật được xã hội công nhận và ghi nhận họ còn phải là tấm gương về đạo đức, lối sống đóng góp cho xã hội, cho đời sống và giữ được những chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các loại hình văn hoá, văn nghệ truyền thống đang kém thu hút hơn các sản phẩm giải trí trong thời hiện đại, thời buổi mà các thiết bị thông minh, mạng xã hội đang lên ngôi. Do đó, cần có sự đầu tư xứng đáng, sự quan tâm đến văn nghệ sĩ để đảm bảo điều kiện hoạt động và đời sống cho văn nghệ sĩ phục vụ cống hiến cho xã hội; đồng thời có biện pháp cứng rắn đối với các nghệ sĩ vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
Trong xã hội hiện nay, khán giả là thước đo quan trọng nhất trong việc tiếp nhận các sản phẩm văn hoá - văn nghệ, cũng chính khán giả đang là người hỗ trợ xây dựng văn hoá và xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ. Chính vì vậy, mỗi cá nhân phải có tư duy rõ ràng về văn hoá, đạo đức dân tộc từ đó công tâm lên án, bài trừ các tác phẩm, chương trình nhảm nhí, phản cảm, dung tục, không đúng chuẩn mực đạo đức của dân tộc ra khỏi xã hội, đồng thời tẩy chay những nghệ sĩ coi thường khán giả, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hoá, vi phạm pháp luật để tạo môi trường lành mạnh, xây dựng văn hoá hiện đại, phát triển dể làm sâu sắc thêm đời sống văn hoá tinh thần cho xã hội, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc./.
 

Tác giả: Ban Biên tập, Phòng An ninh Chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập201
  • Hôm nay68,381
  • Tháng hiện tại608,770
  • Tháng trước1,975,320
  • Tổng lượt truy cập17,984,854
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down