Đừng trở thành “mồi ngon” của tội phạm lừa đảo

Thứ sáu - 03/03/2023 22:52
Đừng trở thành “mồi ngon” của tội phạm lừa đảo Hình thức lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông, qua các app trên mạng... có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây, với rất nhiều cách thức nhằm chiếm đoạt tiền của người thiếu cảnh giác. Nguyên nhân do mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều đặc điểm như ẩn danh, liên kết được nhiều quốc gia,... Vì vậy, các trò lừa đảo qua mạng hiện nay không chỉ đến từ những đối tượng trong nước mà còn được thẹc hiện bởi những đối tượng lừa đảo từ các nước khác trên thế giới.
Đừng trở thành “mồi ngon” của tội phạm lừa đảo

Đừng trở thành “mồi ngon” của tội phạm lừa đảo Hình thức lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông, qua các app trên mạng... có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây, với rất nhiều cách thức nhằm chiếm đoạt tiền của người thiếu cảnh giác. Nguyên nhân do mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều đặc điểm như ẩn danh, liên kết được nhiều quốc gia,... Vì vậy, các trò lừa đảo qua mạng hiện nay không chỉ đến từ những đối tượng trong nước mà còn được thẹc hiện bởi những đối tượng lừa đảo từ các nước khác trên thế giới.

Để phòng ngừa loại tội phạm này Cơ quan Công an từ cơ sở đến các đơn vị chuyên trách của Bộ Công an đã có hàng trăm lượt bài cảnh báo tội phạm, rất nhiều lượt tuyên truyền với nhiều hình thức trực tiếp cũng như trên các trang báo, trang thông tin điện tử, trên mạng xã hội nhưng phần nhiều người dân thờ ơ ít chú ý. Có một thực tế đáng buồn là những kiến thức phòng ngừa tội phạm, kiến thức bảo vệ sức khỏe …thường ít được cộng đồng mạng quan tâm hơn so với những tin giật gân nhố nhăng, nhiều người có lẽ không thể tự tạo được những conten hay nên họ đã chăm chia sẻ những thứ vô bổ, có những lúc người ta đã chia sẻ rần rần truyền tai nhau một câu nói sáo rỗng của một người hành nghề mê tín dị đoan (cô đồng) hơn là lan tỏa những hành động đẹp, những kiến thức mang lại lợi ích cho cộng đồng Thực tế đã có rất nhiều người dân đã bị lừa chuyển khoản số tiền từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Có một số vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu, người dân đã tới các Cơ quan Công an trình báo, nhưng cũng còn rất nhiều bị hại do tâm lý xấu hổ vì sợ mang tiếng là hám lợi nên ngại trình báo với cơ quan Công an, tặc lưỡi tự an ủi “của đi thay người” âm thầm gánh nợ làm cuộc sống gia đình khó khăn chồng chất. Để tăng cường phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên mạng internet. Ban Biên tập Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Lai Châu tổng hợp những thủ đoạn lừa đảo qua mạng được bọn tội phạm sử dụng phổ biến để người dân nắm vững, cảnh giác.
1. Những thủ đoạn lừa đảo thường gặp
Thông thường bọn tội phạm lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các nhà mạng để mua sim điện thoại hoặc mua lại số điện thoại trả trước của người dùng ít hiểu biết để hoạt động liên lạc trực tiếp hoặc lập tài khoản mạng xã hội; mua lại tài khoản ngân hàng (được các ngân hàng cho mở tràn lan) làm công cụ phạm tội.
- Nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng sau đó bị chiếm đoạt.
- Gửi các đường link nội dung bình luận cho một cuộc thi giả hoặc đường link trang web sex, khi người tò mò truy cập sẽ bị chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, tiếp đó chúng sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền cho vay, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn rồi bị chiếm đoạt.
- Đăng tin tuyển dụng cộng tác viên bán hàng trên Facebook, Zalo, Telegram… sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại như Shopee, Lazada (giả)... Khi mua hàng, đánh giá sản phẩm, ban đầu nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng. Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hai kịch bản:
+ Một là chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên hệ;
+ Hai là chúng sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin, sau đó khi có những đơn hàng lớn hơn, kịch bản thường xảy ra là chúng sẽ báo lỗi hệ thống chứ rút được tiền, yêu cầu nạn nhân thực hiện nhiệm vụ cao hơn (đặt hàng giá trị cao hơn) cho đến khi nạn nhân không còn khả năng xoay tiền hoặc nghi ngờ thì chúng chặn liên hệ…
-Giả làm người nước ngoài đang cô đơn, giàu có kết bạn qua Facebook, Zalo,… Sau một thời gian trò chuyện và tạo được niềm tin từ nạn nhân, các đối tượng ngỏ ý muốn chuyển tiền mặt về làm quà, rồi chúng tiếp tục giả làm nhân viên đơn vị chuyển phát, Hải quan… thông báo nạn nhân có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển… Ngay sau khi nạn nhân chuyển tiền, chúng sẽ chiếm đoạt và xóa liên hệ. …

Lực lượng Công an Lai Châu tuyên truyền, cảnh báo thủ đoạn tội phạm

2. Bị lừa đảo qua mạng có lấy lại được tiền không?

Sau khi bị lừa đảo qua mạng, nạn nhân hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an để được giải quyết và lấy lại số tiền bị lừa. Tuy nhiên, với những thủ đoạn lừa đảo tinh vi như hiện nay bọn tội phạm thường dùng sim ảo, tài khoản mạng xã hội ảo, tài khoản Ngân hàng mang tên người khác thì việc phát hiện bắt giữ tội phạm và lấy lại tiền tương đối phức tạp và vô cùng khó. Do vậy, nạn nhân cần khẩn trương, tích cực phối hợp với cơ quan Công an, cung cấp chi tiết các chứng cứ có liên quan đến hành vi lừa đảo như: Tin nhắn, chi tiết giao dịch chuyển tiền, file ghi âm cuộc gọi... Chứng cứ càng cụ thể thì quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn. Trường hợp Cơ quan Công an nhận được tin báo sớm sẽ đề nghị Ngân hàng phong tỏa tài khoản của tội phạm hoặc có biện pháp nghiệp vụ phù hợp để truy bắt. 3. Những kiến thức sơ đẳng về an ninh, an toàn khi dùng mạng xã hội cần biết Cơ quan Công an đã có những kiến nghị với Nhà nước siết chặt biện pháp quản lý, hạn chế những sơ hở để tội phạm lợi dụng. Tuy nhiên để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn người dân cần nắm vững kiến thức phòng ngừa tội phạm đặc biệt chú trọng những vấn đề sau:
- Không nên tò mò nhấp vào đường link mời bình chọn cho các cuộc thi có tên giọng hát việt nhí, người mẫu nhí… hoặc link web sex. Khi bạn bấm vào link dẫn tới trang web độc hại, dù chưa thao tác gì tại website đó thế nhưng về mặt kỹ thuật, kẻ xấu có thể đã cài đặt được mã độc lên thiết bị của bạn.
- Sử dụng mật khẩu khó đoán cho các tài khoản mạng xã hội. Bởi, nếu để mật khẩu quá dễ đoán các đối tượng sẽ dễ xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội của bạn để thực hiện hành vi lừa đảo những người thân của bạn. Luôn tỉnh táo trước những tin tuyển dụng làm cộng tác viên việc nhẹ, lương cao.
- Đối với những công việc làm cộng tác viên cho các gian hàng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki... cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Đồng thời, không chuyển tiền đặt cọc theo yêu cầu...
- Không chuyển nhượng sim điện thoại, tài khoản Ngân hàng đăng ký tên của mình cho người khác khi chưa chuyển tên chủ sở hữu cũng như không đứng tên đăng ký hộ người lạ các dịch vụ viễn thông, ngân hàng. Thường xuyên tìm đọc các bài cảnh báo tội phạm chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho người thân và cộng đồng cùng cảnh giác
.

Tác giả: Ban Biên tập, BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay52,700
  • Tháng hiện tại1,313,342
  • Tháng trước695,078
  • Tổng lượt truy cập10,261,151
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down