Khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Myanmar làm việc nhẹ, lương cao

Thứ hai - 01/01/2024 20:42
Trong thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là sử dụng các trang mạng xã hội, ứng dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Tiktok, Wechat, Viber... để dụ dỗ số thanh niên trẻ không có công việc làm ổn định với chiêu bài “việc nhẹ lương cao” xuất cảnh bằng hộ chiếu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người dân mắc bẫy.
Ngày 30/12/2023, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, tiếp nhận 02 trường trở về từ Myanmar
Ngày 30/12/2023, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, tiếp nhận 02 trường trở về từ Myanmar
Trong thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là sử dụng các trang mạng xã hội, ứng dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Tiktok, Wechat, Viber... để dụ dỗ số thanh niên trẻ không có công việc làm ổn định với chiêu bài “việc nhẹ lương cao” xuất cảnh bằng hộ chiếu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người dân mắc bẫy.
Công dân trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Myanmar làm việc nhẹ nhàng, lương cao. Khi người bị lừa đảo “sập bẫy”, các đối tượng cầm đầu đường dây này hướng dẫn người bị lừa di chuyển bằng các phương tiện, mọi chi phí phục vụ cho việc đi lại, các đối tượng sẽ trực tiếp chuyển khoản cho các phòng vé máy bay, cho nhà xe,… sau đó trực tiếp đón và đưa họ xuất cảnh qua các đường mòn, lối mở.
Khi sang đến nơi, người lao động bị các đối tượng thu giữ điện thoại và các giấy tờ cá nhân, bị cưỡng ép làm việc trong các cơ sở đánh bạc trực tuyến, các trang mạng lừa đảo bán hàng online, trò chuyện khiêu dâm do người nước ngoài cầm đầu; bị giao khoán số tiền phải lừa đảo hàng ngày. Nếu không đủ số tiền khoán, người lao động sẽ bị phạt, bị bỏ đói,… nếu tìm cách trốn ra ngoài sẽ bị giam giữ, đánh đập; nếu muốn trở về Việt Nam thì phải liên hệ với người nhà để gửi tiền chuộc vào tài khoản của các đối tượng với số tiền từ 100 đến 250 triệu đồng. Nhiều trường hợp gia đình đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng (Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ…) hỗ trợ giải cứu thân nhân đang bị cưỡng bức lao động ở nước ngoài.
Tại Myanmar, người lao động bị ép ký vào một bản hợp đồng lao động không mô tả công việc. Trong quá trình làm việc, họ bị ép sử dụng thiết bị của công ty nói chuyện điện thoại với người Việt Nam ở trong nước để lừa đảo. Người lao động bị ép làm việc liên tục 12 giờ/ngày, mỗi ngày phải lừa đảo được từ 10 người trở lên. Nếu không đạt được chỉ tiêu thì bị bắt đứng để làm việc, đánh đập, chích điện, nhốt vào phòng riêng không cho ăn uống. Khi người lao động làm đủ thời gian ít nhất 6 tháng mới cho trở về Việt Nam, song để được về phải nộp đủ số tiền 100-150 triệu đồng/người. Sau đó còn phải chi thêm số tiền hàng chục triệu đồng để thuê người đưa từ Myanmar về Trung Quốc hoặc Campuchia để về Việt Nam. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu cảnh báo và đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, phối hợp phòng, chống tội phạm như sau:
- Người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Myanmar làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại... của các đối tượng trên mạng xã hội. Trước khi xác định nhận lời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc tại đó như thế nào, nên tham khảo ý kiến của mọi người và cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm nơi làm việc và công việc của mình, thông tin về người cùng đi trước khi quyết định xuất cảnh.
- Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Myanmar làm việc, nghi vẫn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý.
- Đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn lừa gạt tuyển mộ công dân sang Myanmar làm việc việc nhẹ, lương cao song thực chất là xuất cảnh trái phép sang Myanmar làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến do người Trung Quốc làm chủ, bị cưỡng bức lao động, ngược đãi và bị cưỡng đoạt tài sản.

Tác giả: Phòng Cảnh sát hình sự

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay30,488
  • Tháng hiện tại187,040
  • Tháng trước1,492,501
  • Tổng lượt truy cập10,627,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down