Hiện tượng mạng “nổi tiếng ảo” hậu quả thật

Thứ ba - 26/03/2024 03:45
Ảnh: Đối tượng Hoàng Đình Tuấn (hay còn gọi là "Tuấn Phò Mã 36”, SN 1986, ở Thường Xuân, Thanh Hóa) bị bắt để điều tra về hành vi đánh bạc
Ảnh: Đối tượng Hoàng Đình Tuấn (hay còn gọi là "Tuấn Phò Mã 36”, SN 1986, ở Thường Xuân, Thanh Hóa) bị bắt để điều tra về hành vi đánh bạc
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có dân số sử dụng mạng xã hội tích cực nhất trên thế giới với gần 80 triệu người dùng, chiếm 79% dân số, từ đó các nội dung trên mạng xã hội được phủ sóng với tốc độ chóng mặt cùng với các tài khoản cá nhân với số lượng người theo dõi rất lớn được gọi là các hiện tượng mạng (KOL) cùng với nhiều nội dung độc hại, tin tức chưa được kiểm chứng để lại hậu quả không thể do đếm cho xã hội.
Để trở thành những người có tầm ảnh hưởng trên không gian mạng, những hiện tượng mạng thì những cá nhân, chủ sở hữu tài khoản cá nhân hoặc những tổ chức sở hữu các Fanpage phải thường xuyên đăng tải những nội dung nóng (hot) để thu hút sự quan tâm cùng với sử dụng các công cụ quảng cáo từ chính nền tảng họ sử dụng, đồng thời thường xuyên phải đổi mới, sáng tạo về nội dung để tăng lượng tương tác từ đó phục vụ các mục đích cá nhân như sự nổi tiếng, nhận quảng cáo, bán hàng...
Trước đây các nội dung “tin đồn”, “tin vịt” xuất hiện phổ biến nhưng sau khi bị các cơ quan chức năng xử lý thì các hiện tượng mạng chuyển sang đăng tải các nội dung cá nhân, phát trực tiếp để nói chuyện với người theo dõi, tương tác tuy nhiên phần đa các hiện tượng mạng trong các buổi phát trực tiếp chủ yếu là các nội dung độc hại với ngôn từ tục tĩu, nhảm nhí gây ảnh hưởng đến giới trẻ của Huấn Hoa Hồng, Tiến Bịp... Chưa kể đến một số người nổi tiếng sau khi đăng tải các video vi phạm pháp luật cũng đã bị xử lý hình sự như người mẫu Ngọc Trinh về hành vi gây rối trật tự công cộng, gần đây nhất là “Tuấn Phò Mã” (đối tượng thường xuyên đăng tải các video liên quan đến hoạt động thi hành công vụ của lực lượng CSGT) cũng đã bị xử lý hình sự về hành vi đánh bạc.
Hiện tượng mạng nổi tiếng bậc nhất thời gian trước như “Khá Bảnh” giờ đang chấp hành án khi được phỏng vấn cũng đã từng tâm sự rằng: “Sự nổi tiếng đôi khi ép mình làm những việc mình không muốn làm”. Đồng thời khi nổi tiếng ai cũng muốn duy trì danh tiếng của mình mà không nhìn nhận lại hành vi, hậu quả của hành vi đó đã gây hại thế nào cho giới trẻ, cho xã hội.
Giờ đây mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối, chia sẻ, bộc lộ bản thân mà mạng xã hội cũng tràn lan những nội dung “bẩn”, nhảm nhí, độc hại, phản cảm có phần lấn áp các thông tin tích cực, các nội dung “sạch”. Nguyên nhân của tình trạng lệch lạc trong văn hóa ứng xử trên mạng xã hội bao gồm: Sai lệch trong nhận thức và hiểu biết về xã hội chạy theo trào lưu bỏ qua đạo đức, chuẩn mực văn hóa để tìm sự nổi tiếng ảo; không nhận thức được hậu quả tiêu cực cho xã hội, cho cá nhân bị ảnh hưởng do hành vi trên không gian mạng của bản thân mang lại. Tuy nhiên khi nổi tiếng ảo họ sẽ bắt bản thân thực hiện những nội dung gây sốc, giật gân, khác người để thu hút người xem, nếu không họ sẽ không tự hài lòng về bản thân mình từ đó vô tình hoặc cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như anh “bảnh” kia và cô “nữ hoàng” nọ.
Hãy nhỡ rằng bạn nổi tiếng trên mạng nếu bạn tốt cư dân mạng sẽ ủng hộ rất nhiều, còn khi bạn xấu thì bạn sẽ nhận lại gấp đôi. Hãy để hữu xạ tự nhiên hương./.

Tác giả: Phòng an ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay53,340
  • Tháng hiện tại436,071
  • Tháng trước1,492,501
  • Tổng lượt truy cập10,876,381
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down