Hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Chủ nhật - 06/08/2023 23:12
Theo đánh giá của các Bộ, Ngành và chính quyền các địa phương nước ta luôn đạt lượng lớn về số dự án và giá trị các chương trình viện trợ so với các nước trong khu vực; hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã được sử dụng hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam.
Hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Theo đánh giá của các Bộ, Ngành và chính quyền các địa phương nước ta luôn đạt lượng lớn về số dự án và giá trị các chương trình viện trợ so với các nước trong khu vực; hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã được sử dụng hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các tổ chức PCPNN đều chịu sự chi phối của chính phủ các quốc gia. Một số còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí được cấp từ chính phủ nên các dự án đều bị chi phối bởi chính sách đối ngoại và ý đồ chính trị của các nước đối với Việt Nam. Do đó các hoạt động viện trợ ngày càng hướng tới các dự án, chương trình vào các lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp tại Việt Nam nhằm tác động vào kiến trúc thượng tầng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định đến ANQG tại Việt Nam.
Trước tình hình trên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định về công tác phi chính phủ; trong đó xác định rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế cũng như huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Những năm qua quá trình hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN tiếp tục được thúc đẩy hiệu quả, cụ thể: Việc đăng ký và xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ (thay thế Nghị định 12); việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ (thay thế Nghị định 93) và một số văn bản, thông tư, hướng dẫn khác để các bộ, ban, ngành và địa phương triển khai công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Tại Lai Châu, trong những năm qua nhờ sự hỗ trợ tích cực về nguồn lực, nhân lực, công nghệ của các tổ chức PCPNN đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế và đời sống của người dân, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội của tỉnh, với kết quả đó đã có tổ chức PCPNN được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen (ảnh 1); việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý, thực hiện các dự án PCPNN trên địa bàn căn cứ theo sự phân cấp và quy định rõ chức năng nhiệm vụ chủ trì trong công tác vận động viện trợ và quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN nên đã tạo thuận lợi và xác định rõ cơ chế phối hợp trong vận động, thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án PCPNN. Đặc biệt, là sự phối hợp giữa Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an tỉnh được triển khai có hiệu quả theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 09/6/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động và tiếp nhận, quản lý các khoản viện trợ PCPNN. Bên cạnh những đóng góp của các dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: Các dự án vận động, thực hiện tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô nhỏ, thời gian thực hiện dài; việc giám sát và đánh giá các dự án chưa được tiến hành thường xuyên; khả năng ứng dụng, chuyển giao, phát triển nhân rộng chương trình, dự án còn hạn chế.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao lực lượng Công an Lai Châu luôn bám sát và quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của tỉnh về bảo vệ ANQG phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Thực hiện tốt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Công an là tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước trong thu hút các dự án viện trợ phát triển của các tổ chức PCPNN. Lực lượng Công an Lai Châu đã chủ động nắm nghiên cứu, quản lý và thực hiện tốt công tác hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; tham gia thẩm định, góp ý về các khoản viện trợ, các dự án và phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, tiếp nhận và quản lý sử dụng viện trợ nhằm bảo vệ ANQG tại địa bàn vùng dự án.
Có thể thấy công tác quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong những năm qua, lực lượng Công an Lai Châu đã thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của tỉnh về công tác PCPNN, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang chịu sự tác động đa chiều, bao hàm cả thuận lợi và khó khăn từ những yếu tố khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, cần nhận định rõ những tác động, nhằm phát huy những thế mạnh, khai thác yếu tố thuận lợi và khắc phục những hạn chế, bất cập để tiếp tục thu hút nguồn đầu tư, hỗ trợ từ các dự án PCPNN, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Theo đánh giá của các Bộ, Ngành và chính quyền các địa phương nước ta luôn đạt lượng lớn về số dự án và giá trị các chương trình viện trợ so với các nước trong khu vực; hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã được sử dụng hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các tổ chức PCPNN đều chịu sự chi phối của chính phủ các quốc gia. Một số còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí được cấp từ chính phủ nên các dự án đều bị chi phối bởi chính sách đối ngoại và ý đồ chính trị của các nước đối với Việt Nam. Do đó các hoạt động viện trợ ngày càng hướng tới các dự án, chương trình vào các lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp tại Việt Nam nhằm tác động vào kiến trúc thượng tầng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định đến ANQG tại Việt Nam.
Trước tình hình trên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định về công tác phi chính phủ; trong đó xác định rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế cũng như huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Những năm qua quá trình hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN tiếp tục được thúc đẩy hiệu quả, cụ thể: Việc đăng ký và xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ (thay thế Nghị định 12); việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ (thay thế Nghị định 93) và một số văn bản, thông tư, hướng dẫn khác để các bộ, ban, ngành và địa phương triển khai công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Tại Lai Châu, trong những năm qua nhờ sự hỗ trợ tích cực về nguồn lực, nhân lực, công nghệ của các tổ chức PCPNN đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế và đời sống của người dân, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội của tỉnh, với kết quả đó đã có tổ chức PCPNN được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen (ảnh 1); việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý, thực hiện các dự án PCPNN trên địa bàn căn cứ theo sự phân cấp và quy định rõ chức năng nhiệm vụ chủ trì trong công tác vận động viện trợ và quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN nên đã tạo thuận lợi và xác định rõ cơ chế phối hợp trong vận động, thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án PCPNN. Đặc biệt, là sự phối hợp giữa Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an tỉnh được triển khai có hiệu quả theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 09/6/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động và tiếp nhận, quản lý các khoản viện trợ PCPNN. Bên cạnh những đóng góp của các dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: Các dự án vận động, thực hiện tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô nhỏ, thời gian thực hiện dài; việc giám sát và đánh giá các dự án chưa được tiến hành thường xuyên; khả năng ứng dụng, chuyển giao, phát triển nhân rộng chương trình, dự án còn hạn chế.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao lực lượng Công an Lai Châu luôn bám sát và quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của tỉnh về bảo vệ ANQG phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Thực hiện tốt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Công an là tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước trong thu hút các dự án viện trợ phát triển của các tổ chức PCPNN. Lực lượng Công an Lai Châu đã chủ động nắm nghiên cứu, quản lý và thực hiện tốt công tác hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; tham gia thẩm định, góp ý về các khoản viện trợ, các dự án và phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, tiếp nhận và quản lý sử dụng viện trợ nhằm bảo vệ ANQG tại địa bàn vùng dự án.
Có thể thấy công tác quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong những năm qua, lực lượng Công an Lai Châu đã thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của tỉnh về công tác PCPNN, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về ANQG đối với hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang chịu sự tác động đa chiều, bao hàm cả thuận lợi và khó khăn từ những yếu tố khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, cần nhận định rõ những tác động, nhằm phát huy những thế mạnh, khai thác yếu tố thuận lợi và khắc phục những hạn chế, bất cập để tiếp tục thu hút nguồn đầu tư, hỗ trợ từ các dự án PCPNN, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Tác giả: Phòng An ninh Chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Tín nhiệm mạng
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay52,069
  • Tháng hiện tại178,086
  • Tháng trước1,492,501
  • Tổng lượt truy cập10,618,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down