Biện pháp phòng ngừa nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam (Phần 2).

Thứ hai - 16/09/2024 23:21
Ảnh: Cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao  tuyên truyền Luật An ninh mạng cho học sinh trên địa bàn
Ảnh: Cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tuyên truyền Luật An ninh mạng cho học sinh trên địa bàn
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, tạo ra nhưng nguy cơ “cách mạng màu”, nhằm phá hoại nền độc lập của nước ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động lại càng gia tăng, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và tình hình ANTT. Chúng gia tăng các hoạt động xây dựng lực lượng, tạo dựng ngọn cờ, điều kiện, chờ đợi thời cơ để tiến hành cuộc “cách mạng màu” gây bạo loạn, xúi dục nhân dân biểu tình, kích động chống đối chính quyền, gây rối ANTT… Điển hình là vụ phản đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường; biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai…
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động ly khai ở vùng đồng bào DTTS, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” từ phía ngoại biên, tuyên truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng việc thực hiện chế độ đền bù, chính sách bồi thường các dự án lớn trên địa bàn tỉnh khiếu kiện kéo dài… làm phức tạp về ANTT.
Do đó, để ngăn chặn nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới hiện nay như:
Thứ nhất, cần nâng cao khả năng nhận diện cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về âm mưu, thủ đoạn, bản chất, hệ quả của “cách mạng màu” đối với Việt Nam… Cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là số học sinh, sinh viên trang bị kiến thức về nhận diện “cách mạng màu”, kỹ năng xử lý và tham gia đấu tranh, phòng chống những nguy cơ “cách mạng màu”, thông tin xấu độc trên không gian mạng.  
Thứ hai, tập trung trang bị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân thấm nhuần sâu sắc nền tảng tư tưởng của Đảng; tin tưởng, kiên định, giữ vững con đường cách mạng và thành tựu đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước ta. Cần tăng cường công tác tuyên truyền với sinh viên, học sinh, thanh niên, trí thức. Trong các cuộc “cách mạng màu” gần đây trên thế giới (Bangladesk, HongKong), đây là lực lượng nòng cốt, đông đảo thực hiện các cuộc biểu tình, tuần hành, đòi cải cách, cải tổ, gây sức ép với chính quyền; cần có giải pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh dưới 16 tuổi.
Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định an sinh xã hội, nâng cao đời sống và trình độ dân trí cho quần chúng nhân dân. Chú trọng phát triển kinh tế gắn với việc quan tâm đến các chính sách xã hội, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Việc đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sinh kế cho người dân, thúc đẩy sản xuất, giải quyết thất nghiệp sẽ kiểm soát nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn xã hội, những nguy cơ thách thức về kích động tâm lý xã hội gây mất ANTT, phòng ngừa các nguy cơ “cách mạng màu”.
Thứ tư, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tập trung củng cố, tăng cường niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước. Gắn công tác xây dựng Đảng gắn với việc đẩy mạnh công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các cá nhân cán bộ biến chất, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Thứ năm, chủ động, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ từ bên ngoài, nguy cơ biểu tình, bạo loạn, tập trung đông người gây rối ANTT…
Đối với tỉnh Lai Châu, cần tiếp tục tăng cường công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo. Củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đời sống nhân dân. Làm tốt công tác nắm tình hình dư luận quần chúng nhân dân, không để xảy ra các điểm nóng về ANTT, không để các thế lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, kích động nhân dân (nhất là liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo) để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “cách mạng màu”./.

Tác giả: Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng CNC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay28,572
  • Tháng hiện tại1,210,267
  • Tháng trước1,975,320
  • Tổng lượt truy cập18,586,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down