Nhận diện diễn biến hòa bình trong giai đoạn hiện nay Phần I

Thứ hai - 09/09/2024 20:43
Ảnh: Bạo loạn tại Ukraina, Myanmar, Venezuela, Bangladesh
Ảnh: Bạo loạn tại Ukraina, Myanmar, Venezuela, Bangladesh
PHẦN 1: DIỄN BIẾN HÒA BÌNH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
 “Diễn biến hòa bình” là cụm từ chỉ chiến lược chính trị - ý thức hệ xã hội của chủ nghĩa tư bản về chính trị cánh hữu chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên ngày nay diễn biến hòa bình được gọi theo nhiều tên gọi với nhiều hình thức khó nhận biết và đang tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, vì vậy cần phải nhận biết để chủ động phòng ngừa.
Trước đây “Diễn biến hòa bình” với mũi nhọn tập trung vào các quốc gia có chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ thế giới chia làm hai cực, phân biệt nhau bởi ý thức hệ tư bản và xã hội chủ nghĩa. Diễn biến hòa bình được biểu trưng bằng hình thái điển hình nhất là “Cách mạng màu” được coi là bước đột phá dân chủ, làm thay đổi triệt để vai trò địa - chính trị, bá chủ thế giới của các nước lớn. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về chính trị, khoa học và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp “chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách mạng hòa bình” và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách mạng đường phố”… Chiến lược “diễn biến hòa bình” được thực hiện trong thời gian dài, âm thầm với đỉnh điểm “cách mạng màu” là tác nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sau đó lan rộng ra Trung Đông, Bắc Phi… với nhiều hình thái và tên gọi khác nhau nhưng đều khiến các quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến nay.
Hiện nay “diễn biến hòa bình” không chỉ diễn ra ở các quốc gia có chế độ “xã hội chủ nghĩa” còn diễn ra ở các nước có chế độ đa nguyên, đa đảng, các quốc gia có lợi ích về kinh tế, chính trị, khu vực “địa chính trị” quan trọng với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, lập ra đảng phái chính trị đi theo quỹ đạo do Mỹ và phương Tây. Gần đây nhất là xung đột vũ trang ở Myanmar và cuộc biểu tình, bạo loạn tại Bangladesh, Venezuela... Với rất nhiều nguyên nhân và lí do khác nhau nhưng tựu lại ở điểm chung là khoét sâu vào các tiêu cực hiện hữu trong xã hội như: Tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện, tranh chấp đất đai, tham nhũng, lợi dụng các sự kiện nhiều người quan tâm từ đó thông tin giả, tin sai sự thật thông qua hiệu ứng đám đông tạo nên các hiện tượng tiêu cực, mâu thuẫn cục bộ, tạo dựng lực lượng chống đối nhằm đa nguyên, đa đảng sau đó hành động biểu tình, gây bạo loạn chính trị rồi dẫn đến hành động biểu tình chiếm chính quyền. Nhìn chung thủ đoạn “diễn biến hòa bình” là nhen nhóm lên những bất mãn, mưa dầm thấm lâu, tạo những “đốm lửa” phá hoại để tổ chức kích động, bạo loạn, thế lực thù địch bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng bên trong với các đối tượng cơ hội chính trị, đối tượng bất mãn, các ngọn cờ giữ vai trò “thực hiện”.
Hậu quả của “diễn biến hòa bình” là không thể đo đếm được, qua các bài học lịch sử của các quốc gia Đông Âu, Bắc Phi trước đây một số quốc gia trong khu vực các cuộc “cách mạng” với nguyên nhân của hoạt động “diễn biến hòa bình” đều thất bại, nhiều quốc gia vẫn chìm trong xung đột kéo dài. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự nổi dậy của người dân không được dẫn dắt và lãnh đạo bởi một đảng phái chính trị chân chính vì đất nước, dân tộc và vì tự do, hạnh phúc của người dân. Với các hình thức bạo loạn lật đổ mang tính manh động, thiếu kiểm soát thì những mâu thuẫn trong nội tại quốc gia đó ngày càng sâu sắc và trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, sự can thiệp từ bên ngoài của các nước lớn với mưu đồ chính trị riêng tại các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ có lợi ích với mục đích thao túng, giành giật lợi ích đã làm biến tướng các cuộc cách mạng có sự tham gia của người dân; cùng với đó truyền thông, mạng xã hội cũng là nguyên nhân gây rối loạn thông tin khiến tình hình ngày càng trở nên mất kiểm soát, ngoài mong muốn mà hậu quả chỉ có những người dân của quốc gia xảy ra cách mạng màu phải ghánh chịu.
Những người dân nghèo, người lao động bị lôi kéo tham gia các cuộc cách mạng đường phố, biểu tình thường thiếu các thông tin cơ bản, bị thao túng bởi truyền thông, mạng xã hội cùng với những ngọn cờ có ảnh hưởng, uy tín trong một phạm vi nhất định lôi kéo những người khác cùng tham gia khó có thể nhận biết mục đích và ý đồ thật sự của các cuộc cách mạng đang tham gia từ đó vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, phá hoại chính đất nước của mình và rơi vào tình trạng bất ổn, chiến tranh, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo kéo dài.
Bản chất của “diễn biến hòa bình” chính là phản cách mạng là điều hết sức quan trọng để mỗi người hiểu được âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, từ đó thấy được giá trị vĩ đại của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối không để lôi kéo tham gia các hoạt động gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của đất nước./.

Tác giả: Phòng An ninh Chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay21,443
  • Tháng hiện tại463,370
  • Tháng trước808,884
  • Tổng lượt truy cập20,254,314
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down