Nhận diện diễn biến hòa bình trong giai đoạn hiện nay Phần II

Thứ hai - 09/09/2024 20:46
Ảnh: Các vụ biểu tình, khủng bố ở nước ta trong thời gian qua
Ảnh: Các vụ biểu tình, khủng bố ở nước ta trong thời gian qua
PHẦN 2: DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM
Hình thức và hậu quả của “diễn biến hòa bình” tại các quốc gia trên thế giới chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên Internet, mạng xã hội. Tuy nhiên Việt Nam cũng đã trở thành đối tượng của “diễn biến hòa bình” dưới nhiều hình thức khác nhau mà chính những người tham gia lại không nhận biết được hành động của mình đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.
Hoạt động “diễn biến hòa bình” được thực hiện thông qua tất cả các con đường kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa… tuy nhiên thường thấy nhất và cũng khó nhận biết nhất là chuyển hóa về tư tưởng với các hoạt động đẩy mạnh truyền bá các giá trị cơ bản của con người như “dân chủ”, “nhân quyền”; nêu cao giá trị của nền dân chủ của Mỹ và phương Tây hạ thấp giá trị trong nước, vu cáo - vu khống Việt Nam đàn áp tôn giáo vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, không có tự do ngôn luận, tự do thông tin, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với đó là xu hướng hạ thấp giá trị và thành quả của cách mạng, xét lại lịch sử phê phán những hiện thức xã hội từ đó đổ lỗi cho vai trò lãnh đạo của Đảng.
Với sự lên ngôi của các nền tảng mạng xã hội, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị ở trong nước và ngoài nước được các thế lực thù địch tài trợ, thuê để thực hiện truyền bá các giá trị Mỹ, Phương Tây; tung tin giả, tin sai sự thật về đời tư các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đồn đoán về chính sách ngoại giao, công tác nhân sự… khiến cho những người tiếp cận thông tin hoài nghi vào chính sách của Đảng, Nhà nước từ đó gián tiếp chia sẻ hoặc vô tình tham gia vào các hoạt động chống đối.
Ngoài ra các thế lực thù địch, các đối tượng còn lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động gián điệp, thu thập tin tức chống Việt Nam thông qua việc tung ra những phần mềm chứa các mã độc, phần mềm gián điệp được cài sẵn, các ứng dụng miễn phí trên điện thoại. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại, lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp thông tin nội bộ, các phát minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.
Những ví dụ điển hình nhất của hoạt động “diễn biến hòa bình” tại Việt Nam trong thời gian qua có thể kể đến như lôi kéo người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa của Việt Nam; biểu tình phản đối sự cố môi trường tại formosa Hà Tĩnh; hoạt động gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của các đối tượng tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương; tình trạng công nhân tại các khu công nghiệp biểu tình, chống đối các lực lượng chức năng trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19. Cá biệt trong thời gian gần đây nhất là vụ khủng bố xảy ra tại Cư Kuin, Đắk Lắk do các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài tổ chức và một số vụ đánh bom khủng bố trụ sở cơ quan Công an trước đây.
Có thể thấy rằng các vụ việc phức tạp nói trên không đơn thuần là hoạt động của người dân bức xúc, thiếu hiểu biết mà chính là do các đối tượng từ bên ngoài đã lợi dụng, kích động, xúi giục người dân, sử dụng mạng xã hội đưa thông tin giả, thông tin sai sự thật cùng với sự tài trợ, thao túng các đối tượng “hám lợi”, “thoái hóa”, “biến chất”, đối tượng phản động trong nước để thực hiện các hành vi quá khích gây rối an ninh, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, giết người. Dưới hiệu ứng đám đông nhiều người không làm chủ được bản thân đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, rơi vào vòng lao lý. Các hoạt động kể trên đã cho thấy sự hiện diện của “diễn biến hòa bình” , quá trình tập dượt  “cách mạng màu” của các thế lực thù địch, phản động ở Việt Nam.
Đứng trước hoạt động “diễn biến hòa bình”, mỗi cán bộ, đảng viên, người dân cần cảnh giác, tỉnh táo trước các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, các đối tượng chống phá, nhất là các thông tin, bài viết, hình ảnh, video lồng ghép các nội dung, dân sinh, dân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ hoạt động tôn giáo, lợi dụng các sự kiện, diễn biến tình hình phức tạp trong nước, quốc tế để xuyên tạc, kích động chống phá. Không tham gia các hoạt động đông người khi chưa hiểu rõ bản chất, không chia sẻ, tương tác với các nội dung chưa kiểm chứng, nội dung tiêu cực, xấu, độc hại.
Mỗi người hãy cảnh giác, sống và làm việc có trách nhiệm với bản thân, gia đình và có ý thức xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, trong sạch và lành mạnh tránh các hoạt động biểu tình, tụ tập đông người trong hoàn cảnh Internet và mạng xã hội đầy rẫy những thông tin tiêu cực, các lời kêu gọi đấu tranh cao đẹp núp bóng của “diễn biến hòa bình”./.

Tác giả: Phòng An ninh Chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trực ban
Số điện thoại cần biết
Hot line
An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
laichau.gov.vn
bocongan.gov.vn
Lịch tiếp công dân
dichvucong.bocongan.gov.vn
Khai báo tạm trú
Chuyển đổi số
Cải cách hành chính
TRANG ZALO CÔNG AN LAI CHÂU
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay18,534
  • Tháng hiện tại460,461
  • Tháng trước808,884
  • Tổng lượt truy cập20,251,405
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down