Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều bài viết, hình ảnh liên quan cuộc xung đột vũ trang ở Myanmar, biểu tình, bạo loạn tại Bangladesh. Các thế lực thù địch, số đối tượng phản động đã triệt để lợi dung không gian mạng để tiến hành các hoạt động chống phá, đăng tải thông tin xấu độc, xuyên tạc, sai sự thật, kích động những người thiếu hiểu biết nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, “cách mạng màu” tại Việt Nam.
Bản chất “Cách mạng màu”
“Cách mạng màu” (Tiếng Anh là colour revolution) hay còn gọi là “cách mạng đường phố”, là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị có tính chất nhằm lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Các thế lực thù địch bên ngoài câu kết với những đối tượng đối lập, số đối tượng phản động, cơ hội chính trị trong nước dưới chiêu bài tuyên truyền tạo ra một nhà nước, chính phủ mới tốt đẹp hơn, một xã hội văn minh hơn nhưng thực chất là sự bất ổn, bạo động; đời sống người dân rơi vào khó khăn, mất mát, ly tán…
Theo truyền thông phương Tây, “cách mạng màu” được miêu tả rất hấp dẫn, tuyên truyền tạo ra một nhà nước, chính phủ mới tốt đẹp hơn, một xã hội văn minh hơn; người dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm dân chủ và yêu sách đối với việc quản lý của chính quyền… Tuy nhiên, trong thực tế cách mạng màu mang tính mị dân, người dân không có quyền lợi gì, thậm chí rơi vào bất ổn, khủng hoảng chính trị kéo dài, mẫu thuẫn giai tầng và dân tộc sâu sắc, kinh tế chậm phát triển, đói nghèo, thương vong gia tăng, hỗn loạn.
“Cách mạng màu” là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, dân tộc nhằm chi phối dẫn dắt, truyền bá văn hóa, lối sống dân chủ và nhân quyền Mỹ và phương Tây trên thế giới. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa mục tiêu là lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lập ra đảng phái chính trị đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa do Mỹ và phương Tây định đoạt. Nếu như trước đây, phương Tây và Mỹ tiến hành “cách mạng màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa thì hiện nay “cách mạng màu” còn diễn ra ở các nước có xu hướng không thân thiện, có thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng thuộc Trung Đông và Bắc Phi, Đông Âu như Gruzia, Ukraine…
Phương thức tiến hành một cuộc “cách mạng màu’ tại một quốc gia là tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện đất đai…gây nên các sự việc gây tiêu cực, mâu thuẫn, phản ứng trong đời sống xã hội, dẫn đến tập trung đông người, biểu tình, gây bạo loạn chính trị, chiếm chính quyền. Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều bài viết, hình ảnh liên quan cuộc xung đột vũ trang ở Myanmar, biểu tình, bạo loạn tại Bangladesh dẫn đến các quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ. Điển hình là Băngladesh, từ một quốc gia có nền kinh tế ấn tượng, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội trung bình khoảng 6,6% trong thập kỷ qua, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, tình trạng đói nghèo giảm mạnh thì hiện nay với cuộc khủng hoảng chính trị, quốc gia này đang đối mặt với nền kinh tế trì trệ, đầu tư nước ngoài giảm mạnh do những lo ngại về ANTT, biểu tình kéo dài, bất ổn, tỷ lệ thất nghiệp cao, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Tại Việt Nam, từ lâu các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành âm mưu “cách mạng màu” và đã gây ra một số vụ việc phức tạp, gây rối ANTT như: vụ gây rối ANTT liên quan việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981; tụ tập đông người liên quan sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra tại Hà Tĩnh; biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương; gần đây nhất là vụ khủng bố do FULRO lưu vong chỉ đạo vào ngày 11/3/2023…Từ đó có thể thấy, âm mưu tiến hành cuộc “cách mạng màu” của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam là không thay đổi.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, số đối tượng phản động đã sử dụng không gian mạng lợi dụng các cuộc cách mạng màu ở Myanmar, Bangladesh …để tiến hành thông tin, xuyên tạc, tạo cớ chống phá Việt Nam, có thể nhận diện một số thủ đoạn sau:
- Đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; tạo ra khủng hoảng về niềm tin, ý thức hệ và chuẩn mực giá trị trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, tri thức.
- Lợi dụng những vấn đề nóng trong xã hội liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, khiếu kiện đất đai, chủ quyền biển đảo, các vụ việc, sự kiện nóng…các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền, xuyên tạc “chính quyền đàn áp nhân dân”, từ đó kêu gọi tụ tập đông người, biểu tình, đập phá trụ sở…phá hoại sự phát triển của đất nước.
- Sử dụng không gian mạng để phát hiện, lôi kéo, tập hợp lực lượng, xây dựng ngọn cờ, tiến tới hình thành và công khai hoá tổ chức núp dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự, phản biện xã hội, đối tượng chúng nhắm đến là số đối tượng chống đối trong nước, số đối tượng cơ hội chính trị, cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên thoái hoá, biến chất, có tư tưởng, định kiến với Đảng, Nhà nước; lôi kéo số công nhân trong các doanh nghiệp, công ty; tín đồ tôn giáo, người khiếu kiện…